- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm do tụ cầu vàng: chẩn đoán và điều trị
Nhiễm khuẩn da và mô mềm do tụ cầu vàng: chẩn đoán và điều trị
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Ban đỏ khu trú, có nề.
Xu hướng hình thành các ổ áp xe.
Thường thấy viêm nang lông.
Nhuộm gram mủ, thấy cầu khuẩn Gr (+) thành chùm, cấy thường mọc.
Nhận định chung
Đa số tụ cầu trên da là thuộc nhóm tụ cầu trắng (Staphylococcus epidermitis). Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) không thuộc thành phần vi khuẩn chí bình thường của da. Tụ cầu vàng có xu hướng hay gây nhiễm khuẩn khu trú hơn là liên cầu và rất hay gặp ổ áp xe.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Viêm da do tụ cầu vàng thường khởi đầu quanh một hay nhiều ổ viêm nang lông, và có thể khu trú để tạo thành nhọt hoặc lan rộng đến vùng da lân cận và tới các mô sâu dưới da tạo thành ung nhọt lớn. Có thể xuất; hiện viêm cơ hoặc viêm cân cơ, mà thường là phối hợp với các vết thương ở sâu hoặc do tiêm, chọc.
Biểu hiện cận lâm sàng
Cấy dịch vết thương hoặc chất lấy từ ổ áp xe gần như luôn luôn có vi khuẩn mọc. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân, cần cấy máu, vì rất hay gặp viêm nội tâm mạc, cốt tủy viêm hoặc các ổ di căn xa.
Điều trị
Dẫn lưu kỹ lưỡng các ổ áp xe hoặc các ổ khu trú khác là điều cốt yếu trong điều trị. Có thể chỉ dẫn lưu là đủ trong trường hợp áp xe ở da. Ngược lại, nếu dùng kháng sinh thôi thì vẫn không giải quyết các ổ gây bệnh không dẫn lưu.
Trường hợp viêm da không biến chứng, dùng kháng sinh uống là đủ. Dicloxacillin hoặc cephalexin 500mg, ngày 4 lần là các thuốc được chọn, với liệu trình 7 - 10 ngày. Khi có dị ứng, có thể dùng erythromycin 500mg, ngày 4 lần, nhưng vì có hiện tượng kháng erythromycin, nên cách điều trị này ít dùng.
Trường hợp viêm da có biến chứng lan rộng hoặc có biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân, thì cần dùng kháng sinh đường toàn thân. Các thuốc kháng được men penicillin như oxacillin hoặc nafcillin, liều 1,5g ngày 4 lần tiêm tĩnh mạch là thuốc được ưa dùng nhất. Khi dị ứng nhẹ, có thể dùng cefazolin, 0,5 - 1g tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 3 lần. Nếu bệnh nhân dị ứng nặng với penicillin hoặc nếu vi khuẩn kháng penicillin thì dùng vancomycin 1000mg tiêm tĩnh mạch ngày 2 lần.
Bài mới nhất
Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a đại bác
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): hình dạng sóng bình thường
Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): Dấu hiệu Kussmaul
Tổn thương Janeway: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Pranstad: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin
Pradaxa: thuốc phòng ngừa huyết khối động mạch tĩnh mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và dấu hiệu dây bạc và dây đồng
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch
Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Permixon: thuốc điều trị rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt
Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Picaroxin: thuốc Ciprofloxacin chỉ định điều trị nhiễm khuẩn
Ozurdex: thuốc điều trị phù hoàng điểm và điều trị viêm màng bồ đào
Oztis: thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp gối nhẹ và trung bình
OxyNeo: thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư và sau khi phẫu thuật
Ossopan: thuốc điều trị thiếu can xi khi đang lớn, có thai và cho con bú
Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Xanh tím và xanh tím trung ương: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các tiếng rales ở phổi trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Ngón tay và ngón chân dùi trống: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân