Tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần khác

2016-01-18 06:30 PM

Các rối loạn tâm thần phân liệt là nhóm các hội chứng rối loạn tư duy, khí sắc và toàn bộ hành vi cũng như là kém chọn lọc kích thích.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Xa lánh xã hội, thường tiến triển chậm và hay kèm theo lười chăm sóc bản thân.

Mất ranh giới cái tôi (Ego) kèm theo mất khả năng tự xác định mình như là một thực thể độc lập.

Mất liên tưởng tư duy, thường kèm theo tư duy chậm chạp hoặc chấp nhận hời hợt và nhanh chóng chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác.

Tự say mê trong tư duy thầm kín và thường có những bận tâm về tôn giáo hoặc tính dục.

Có ảo thanh, thường có tính chất xúc phạm.

Có hoang tưởng, thường là tự đại hoặc sợ bị truy hại.

Các triệu chứng kéo dài ít nhất 6 tháng.

Các dấu hiệu bổ trợ:

Cùn mòn cảm xúc hoặc nhanh chóng thay đổi khí sắc mà khòng phụ thuộc vào hoàn cảnh.

Mẫn cảm với các kích thích môi trường kèm theo cảm giác tăng nhận thức giác quan.

Thay đổi hành vi không phù hợp với kích thích môi trường bên ngoài.

Tư duy cụ thể kèm theo không có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hóa không phù hợp.

Giảm tập trung chú ý và càng kém đi do ảo giác và hoang tưởng.

Giải thể nhân cách, có những lúc hành động như một người ngoài quan sát hành vi của mình.

Nhận định chung

Các rối loạn tâm thần phân liệt là nhóm các hội chứng rối loạn tư duy, khí sắc và toàn bộ hành vi cũng như là kém chọn lọc kích thích. Việc mô tả đặc điểm cũng như về mặt thuật ngữ của những rối loạn này còn đang rất tuỳ tiện và chịu ảnh hưởng của những yếu tố văn hoá, xã hội và các trường phái tâm thần học khác nhau.

Hiện tại người ta cho rằng nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần phân liệt là do nhiều yếu tố: di truyền, môi trường và các thành tố sinh lý bệnh dẫn truyền thần kinh. Cho đến nay cũng chưa có phương pháp xét nghiệm nào khẳng định cho chẩn đoán tâm thần phân liệt. Có thể có hoặc không có tiền sử về những khủng hoảng lớn trong đời sống cá nhân (đổ vỡ, tổn thất, bệnh cơ thể) trước khi sự tan rã tâm thần trở nên rõ nét. “Các rối loạn loạn thần khác” là những rối loạn giống với rối loạn tâm thần phân liệt ở các triệu chứng cấp tính nhưng ít có ảnh hưởng lan toả theo thời gian. Cá nhân thường vẫn hoạt động được ở mức độ cao. Các pha loạn thần cấp thường không làm đảo lộn lối sống của người bệnh và họ có thể nhanh chóng trở lại mức độ hoạt động ban đầu.

Phân loại

Các rối loạn tâm thần phân liệt

Các rối loạn tâm thần phân liệt thường được chia nhỏ trên cơ sở một số hiện tượng nổi trội nào đó thường xuất hiện. Điển hình của tâm thần phân liệt thể vô tổ chức (thanh xuân) là tính không nhất quán và tính không hợp lí hoặc cảm xúc lụi tàn. Với tâm thần phân liệt thể căng trương lực thì điển hình là những rối loạn tâm thần - vận động của một kích thích nào đó (tính thiếu mục đích và định hình) hoặc tính cứng nhắc kết hợp với tự kỉ. Ít khi xảy ra sự lựa chọn nhanh chóng giữa kích thích và sững sờ (xem hội chứng căng trương lực). Tâm thần phân liệt thể hoang tưởng bao gồm hoang tưởng bị truy hại hoặc tự đại rõ rệt thường kèm theo ảo giác có nội dung tương tự. Tâm thần phân liệt thể không bất định được dùng cho những rối loạn tâm thần phân liệt mà các triệu chứng chứa đủ mức độ đặc hiệu cho chẩn đoán một thể nào. Tâm thần phân liệt thể di chứng bao gồm những người bệnh đã có pha rõ ràng cho chẩn đoán tâm thần phân liệt nhưng hiện tại không có các triệu chứng của loạn thần rõ rệt mặc dù vẫn có những dấu hiệu nhẹ như xa lánh xã hội, cảm xúc cùn mòn và hành vi lập dị.

Các rối loạn Paranoid (hoang tưởng)

Các rối loạn hoang tưởng là những trạng thái loạn thần trong đó triệu chứng chủ yếu vẫn là hoang tưởng bị truy hại dai dẳng với giảm tối thiểu hoạt động hàng ngày (các rối loạn tâm thần phân liệt thể hiện sự giảm rõ rệt). Hoạt động trí tuệ và nghề nghiệp chỉ bị ảnh hưởng chút ít, trong khi đó các quan hệ xã hội và vợ chồng có xu hướng bị ảnh hưởng rõ rệt. Không phải lúc nào cũng có ảo giác. Rất nhiều người bệnh nhóm này đã bị chẩn đoán nhầm là tâm thần phân liệt thể Paranoid.

Các rối loạn cảm xúc - phân liệt

Các rối loạn cảm xúc phân liệt là những trường hợp không phù hợp với một chẩn đoán tâm thần phân liệt hay rối loạn cảm xúc nào. Đây thường là những trường hợp kèm theo các triệu chứng cảm xúc thường đến trước hoặc xuất hiện đồng thời với các biểu hiện loạn thần.

Rối loạn dạng phân liệt

Các triệu chứng của rối loạn dạng phân liệt giống với các rối loạn tâm thần phân liệt ngoại trừ thời gian chưa đủ sáu tháng nhưng trên một tuần.

Rối loạn loạn thần phản ứng ngắn

Những rối loạn này kéo dài dưới một tuần. Đó là hậu quả của stress tâm lí. Thời gian càng ngắn thì thuyên giảm càng nhanh và tiên lượng tốt hơn.

Loạn thần khởi phát muộn

Ở những người xuất hiện các triệu chứng loạn thần sau tuổi 60 thì có đến 40% số trường hợp có những bất thường về thực thể não. Các triệu chứng loạn thần khá điển hình chủ yếu là IQ thấp và giảm sút hoạt động nhận thức.

Các trạng thái loạn thần không điển hình

Nhóm này bao gồm các trạng thái có nhũng triệu chứng loạn thần khác nhau. Nguyên nhân thường không rõ ràng, những sự kiện sau đó (ví dụ các triệu chứng mới) có thể làm rõ chẩn đoán. Một ví dụ phổ biến nhất là trạng thái loạn thần mạn tính tiến triển hoặc trong những giai đoạn không lạm dụng thuốc nặng hoặc sau khi ngừng thuốc. Một số trạng thái khác gồm có: rối loạn chức năng thùy thái dương, nhiễm HIV và nhiều trạng thái khác cần chẩn đoán phân biệt. Các trạng thái này thường có tiền sử bệnh tật rõ ràng, khởi đầu đột ngột và diễn tiến bệnh xen kẽ với các gỉai đoạn không có triệu chứng.

Biểu hiện lâm sàng

Các triệu chứng và dấu hiệu thay đổi rõ rệt ở những cá nhân khác nhau cũng như ở các giai đoạn khác nhau trên cùng một người. Diện mạo của người bệnh có thể kì dị, ăn mặc lôi thôi. Nhìn chung, vận động giảm sút, mặc dù có thể chuyển từ sững sờ căng trương lực đến kích động điên cuồng. Nét nổi bật trong hành vi xã hội là xa lánh xã hội kèm theo bất ổn trong quan hệ liên nhân cách và giảm khả năng biểu lộ sự hài lòng. Thường có sự lệ thuộc và tự nhận thức kém. Ngôn ngữ cũng thay đổi. Từ ngữ mang tính cụ thể nhiều hơn là tượng trưng, kèm theo tình trạng rông rài, không liên quan với nhau (thỉnh thoảng lại có thể có trạng thái tự kỉ) trong các pha cấp tính. ít khi xuất hiện chứng tạo từ mói, nhại lời, nói lắp liên hổi. Cảm xúc bị cùn mòn, đôi khi không phù hợp. Hầu hết các trường hợp đều có trầm cảm nhưng nó thể hiện không rõ ràng trong những pha loạn thần cấp và rõ ràng hơn trong thời kỳ thuyên giảm. Đôi khi trầm cảm bị chẩn đoán nhầm với tác dụng phụ mất vận động của thuốc chống loạn thần. Điều này cũng liên quan đến trạng thái buồn chán, chính trạng thái này làm các triệu chứng bệnh xấu thêm và giảm khả năng đáp ứng điều trị. Nhìn chung người bệnh không thể làm được việc, thời gian cảm thấy nặng nề và điều này tạo cơ hội cho các hoạt động xấu như lạm dụng thuốc, xa lánh xã hội làm nặng thêm các triệu chứng loạn thần.

Nội dung tư duy. Có thể rất khác nhau từ một vài ý tưởng cho đến cả một tổ hợp phong phú các hoang tưởng kèm theo kiểu tư duy đã lỗi thời. Sau cả một cuộc đối thoại dài họ vẫn băn khoăn là liệu đã truyền tải được một chút thông tin nào chưa. Các kích thích cũng tạo ra những đáp ứng rất khác nhau.

Trong một số trường hợp, một câu hỏi đơn giản cũng có thể gây ra cơn giận dữ, trong khi đó ở một lúc khác thì nó lại chẳng gây ra một đáp ứng nào (căng trương lực). Khi ý tưởng Paranoid hiện diện, người bệnh thường hay bồn chồn và kém hợp tác. Hoang tưởng là nét điển hình của tư duy Paranoid, nó thường có dạng thu hút tâm trí người bệnh, dường như những hành vi của người khác là rất nguy hiểm. Do vậy người bệnh thường có những hành động đối phó, ví dụ như khoá cửa sổ, cửa ra vào, giữ vũ khí, dán lớp lá nhôm lên trần nhà để chống sóng ra đa và nhiều hành động kỳ dị khác. Hoang tưởng về cơ thể xoay quanh những vấn đề như cơ thể bị mục nát, ròi bọ đục khoét. Méo mó tri giác thường chủ yếu là ảo thính (ảo thị thường liên quan đến trạng thái tâm thần thực tốn) và có thể có cả hư giác (tri giác nhầm) như hình ảnh tri giác bị thay đổi về kích cỡ hoặc độ sáng. Ảo giác nội cảm (cảm giác não bốc cháy, cảm giác máu chảy trong mạch máu), ít khi xuất hiện. Ngoài ra cũng có thể có một số hiện tượng như: cảm giác khiếp sợ không biết cách đùa cợt, trầm cảm hoá (cảm giác bị tách khỏi chính mình) và sợ bị huỷ diệt. Bất kì một triệu chứng nào kể trên cũng đều làm tăng cao mức độ lo âu, tăng tính kích thích và có thể dẫn đến hoảng loạn và ý tưởng tự sát vì người bệnh không đối phó được.

Các triệu chứng tâm thần phân liệt được chia thành hai loại; dương tính và âm tính. Các triệu chứng dương tính bao gồm ảo giác, hoang tưởng và rối loạn tư duy hình thức. Sự xuất hiện của các triệu chứng này có liên quan đến hoạt động tăng tiết dopamin (D2) trong vùng viền trung gian (Mesolimbic region). Các triệu chứng âm tính bao gồm giảm sút các khả năng xã hội, cùn mòn cảm xúc, ngôn ngữ nghèo nàn và có khả năng liên quan đến giảm tiết dopamin trong hệ thống liên vỏ (Mesocortical System).

Giãn não thất và teo vỏ não, như thường thấy trên chụp CT scan có liên quan đến quá trình mạn tính, tổn hại nặng quá trình nhận thức và không đáp ứng với thuốc an thần. Giảm hoạt động thuỳ trán trên chụp cắt lớp phát xạ position (PET) có liên quan đến những triệu chứng âm tính.

Sự phát triển pha cấp tính trong tâm thần phân liệt thường là sản phẩm cuối của một quá trình mất bù từ từ. Ấm ức và lo âu thường xuất hiện sớm, sau đó là trầm cảm và xa lánh, sự chống đỡ không hiệu quả tăng dần từng ngày. Điều này dễ dẫn đến cảm giác hoảng loạn và tăng vô tổ chức với mất khả năng thử và đánh giá tính hiện thực của tri giác. Trạng thái thường được gọi là phân rã tâm thần gồm hoang tưởng, tự kỉ và thâm nhập tâm thần kèm theo chấp nhận trạng thái mâh bù. Quá trình này thường bị phức tạp thêm bởi sử dụng cafe, rượu, và các chất kích thích khác. Tuổi thọ của người bệnh tâm thần phân liệt thường ngắn hơn 20% so với bình thường (do tỉ lệ tử vong cao ở những người trẻ hơn)

Chứng uống nhiều có thể gây ngộ độc nước có giảm natri máu được đặc trưng bằng các triệu chứng lú lẫn, ngủ lịm, loạn thần, cơn co giật và thậm chí có thể tử vong. Những hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kì rối loạn tâm thần nào, nhưng điển hình nhất vẫn là ở tâm thần phân liệt. Những vấn đề này lại càng làm nặng nề thêm các triệu chứng của tâm thần phân liệt. Những yếu tố bệnh lý có thể gồm thiếu sót của vùng dưới đồi và tiết ADN không hợp lí (loại trừ những nguyên nhân do thuốc gây ra SIADH), các thuốc an thần (tác dụng chống tiết cholin kích thích trung khu khát của vùng dưới đồi tác động lên ADN), hút thuốc lá (nicotin và SIADH), các quá trình tư duy loạn thần (hoang tưởng), và các thuốc khác (ví dụ thuốc lợi tiểu, chống trầm cảm, lithium, rượu), cần phải loại trừ các nguyên nhân khác của uống nhiều như đái tháo đường, đái tháo nhạt, bệnh thận.

Chẩn đoán phân biệt

Vẫn phải xem lại chẩn đoán tâm thần phân liệt ở bất kì người bệnh nào đã được chẩn đoán trước đó, đặc biệt khi diễn biến lâm sàng không điển hình. Có nhiều người bệnh như vậy đã được chẩn đoán sau đó là những pha không điển hình của rối loạn cảm xúc và đáp ứng tốt với lithium. Các pha hưng cảm cũng rất giống với tâm thần phân liệt. Hơn thế nữa, có nhiều người bị chẩn đoán nhầm là tâm thần phân liệt chỉ do sự bất hợp lí trong phân loại bệnh. Ví dụ, những người bị loạn thần phản ứng ngắn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các rối loạn paranoid và rối loạn dạng phân liệt thường dễ bị chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Trầm cảm loạn thần, các trạng thái tâm thần thực tổn vả bât kì một bệnh nào có kèm theo ý tưởng loạn thần đều có thể bị chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Một phần là do xu hướng đáng trách là sử dụng các thuật ngữ thay thế nhau. Các giai đoạn phát triển ở tuổi thiếu niên, những hành vi phản văn hoá cũng có thể bị chẩn đoán nhầm. Cần phải hết sức tránh chẩn đoán nhầm ở những nhóm này bởi lẽ sự sai lầm đó có thể để lại những hậu quả hết sức nặng nề và lâu dài trong cuộc sống của người bệnh.

Cần phải loại trừ các rối loạn nội khoa như rối loạn chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến yên, phản ứng với các chất độc (ví dụ với thuỷ ngân, các chất dẻo PCB) và tất cả các trạng thái loạn thần thực tổn giai đoạn sớm. Cũng cần phải đặc biệt chú ý phân biệt các cơn động kinh cục bộ phức tạp nhất là khi có hiện tượng của tâm thần giác quan. Loạn thần sau để được bàn luận ở mục rối loạn khí sắc. Các trạng thái ngộ độc thuốc do dùng theo đơn, không theo đơn, ma tuý đường phố, cũng có thể giống với những trạng thái loạn thần. Sử dụng dài ngày các amphetamin, cocain và các chất kích thích khác cũng thường gây ra loạn thần rất giống với pha cấp tính của tâm thần phân liệt thể Paranoid. Có thể nghĩ đến lạm dụng thuốc kích thích nếu có cảm giác kiến bò, lắp lời nói và động tác. Phencyclidin cũng có nhiều nét giống với ma tuý và trong nhiều trường hợp phản ứng thuốc rất khó phân biệt với các rối loạn loạn thần khác. Nếu có các dấu hiệu tiểu não, tăng tiết nước bọt, giãn đồng tử, phản xạ gân sâu tăng thì thấy thuốc phải tỉnh táo, nghĩ đến khả năng một trạng thái loạn thần ngộ độc. Ngộ độc hoá chất công nghiệp (cả hữu cơ và kim loại nặng) đều gây ra những rối loạn thoái triển, và những rối loạn chuyển hoá cũng cần phải được lưu ý trong chẩn đoán phân biệt.

Hội chứng căng trương lực thường được nhìn nhận như là một tồn tại duy nhất cứa các rôì loạn phân liệt. Nó cũng được xem là sản phẩm cuối cùng của một loạt các bệnh, trong đó có các tình trạng thực thể khác nhau, u não, viêm não do virus và vi khuẩn, xuất huyết hệ thần kinh trung ương, rối loạn chuyển hoá như nhiễm toan ceton do đái tháo đường, an thần, rối loạn chức năng gan và thận đều có thể gây ra các biến chứng. Điều rất quan trọng khác nữa là ngộ độc thuốc (ví dụ dùng quá liều các thuốc chống loạn thần như fluphenazin hoặc haloperidol) có thể gây ra hội chứng căng trương lực, do đó có thể bị chẩn đoán nhầm thành rối loạn tâm thần phân liệt thể căng trương lực và kéo theo điều trị không phù hợp bằng cách dùng thuốc chống loạn thần nhiều hơn.

Điều trị

Thuốc

Thường điều trị nội trú, đặc biệt khi hành vi của người bệnh là vô tổ chức rõ ràng. Sự hợp tác, hỗ trợ của các thành viên trong gia đình sẽ làm giảm nhu cầu nhập viện, do vậy phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Phải tập trung chú ý ngăn ngừa người bệnh tự gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, phải đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người bệnh. Đối với những pha đầu tiên của rối loạn dạng phân liệt hoặc các pha loạn thần khác chưa rõ nguyên nhân thì cần phải được đánh giá y tế toàn diện và làm CT scan hoặc MRI.

Các thuốc loạn thần là lựa chọn điều trị. Thuốc phong toả phản ứng đối với các kích thích. Nếu duy trì được liệu pháp thuốc an thần phù hợp thì có thể làm giảm được tỉ lệ tái phát xuống 50%. Có thể dùng các thuốc an thần kinh tác dụng kéo dài dạng tiêm đối với những người bệnh không hợp tác điều trị hoặc không đáp ứng thuốc uống. Các triệu chứng dương tính như ảo giác, hoang tưởng đáp ứng tất, trong khi các triệu chứng âm tính như xa lánh xã hội, chậm tâm thần - vận động, các mối quan hệ cá nhân nghèo lại ít có cải thiện. Những thuốc chống loạn thần không điển hình như clozapin, risperidon, olanzapin và quetiapin có thể làm giảm những triệu chứng âm tính này. Các thuốc chống trầm cảm cũng có thể được dùng kết hợp với thuốc an thần nếu người bệnh có biểu hiện trầm cảm rõ rật. Những trường hợp kháng thuốc có thể dùng kèm lithium, carbamazepin hoặc acid valprovic. Dùng thêm benzodiazepin trong phác đồ thuốc an thần cũng có tác dụng đối với những người bệnh loạn thần căng trương lực nay kích động mà không đáp ứng với thuốc an thần riêng rẽ như lorazepam, 1- 2 mg, đường uống, có thể thuyên giảm nhanh các triệu chứng căng trương lực. Dùng benzodiazepin có thể lâm giảm liều thuốc an thần. Sốc điện cũng có hiệu quả đối với điều trị căng trương lực.

Các thuốc chống loạn thần bao gồm: nhóm phenothiazin, thioxanthen (cả hai đều có cấu trúc giống nhau), butyrophenon, dihydroindolon, dibenzoxazepin và benzisoxazol (bảng). Nhìn chung tăng hoạt tính một miligam thuốc thì sẽ tăng kéo theo giảm tác dụng phụ chống tiết cholin và adrenalin, và tăng các triệu chứng ngoại tháp (bảng). Ví dụ chlopromazin có hoạt tính thấp và tác dụng phụ nặng hơn đôi với chống tiết cholin, adrenalin. Tuy vậy chống tiết cholin tăng của Chlopromazin hạ thấp nguy cơ các triệu chứng ngoại tháp. Các phenothiazin bao gồm số lượng lớn những thuốc an thần kinh hiện đang được sử dụng. Chỉ riêng butyrophenon thông thường được dùng trong tâm thần là haloperidol, khác cơ bản về cấu trúc nhưng rất giống với piperazin nhóm phenothiazin, dạng như Perphenazin và Trifluoperazin về hoạt tính và tác dụng phụ. Những thuốc này và haloperidol (Các thuốc phong tỏa réceptor dopamin (D2) có hoạt tính mạnh, ít tác dụng phụ ở hệ thần kinh tự chủ và tác dụng kích thích ở mức độ thấp đáng kể. Molindon và loxapin có hoạt tính thấp hơn, cũng có tác dụng phụ và an toàn tương tự, như Piperazin nhóm Phenothiazin (tác dụng) Clozapin, Risperidon, Olanzapin và Quetiapin mới chỉ là những thuốc đầu tiên của thế hệ thuốc chống loạn thần mới không điển hình. Clozapin, một dẫn xuất dibehzodiazepin có hoạt tính phong toả receptordopamin (D4) cũng như hoạt tính phong toả receptor của serotonin, histamin và alpha-noradrenalin. Nó có tác dụng điều trị khoảng 30% số trường hợp loạn thần kháng thuốc an thần khác. Tuy nhiên nó cũng có tỉ lệ 1% nguy cơ gây mất bạch cầu hạt, do vậy cần phải xét nghiệm kiểm tra số lượng bạch cẩu hàng tuần. Risperidon là một thuốc ức chế tâm thần mới, có tác dụng phong toả một số receptor serotonin (5-HT2) và receptor dopamin (D2). Tác dụng phụ ngoại tháp do Risperidon ở liều dưới 6 mg thấp hơn đáng kể so với thuốc chống loạn thần thông thường. Nó cũng có hiệu quả như Haloperidol và có thể có hiệu quả như clozapin đối với những trường hợp kháng điều trị và không cần phải xét nghiệm số lượng bạch cầu hàng tuần.

Bảng. Các thuốc chống loạn thần thông thường

 Các thuốc chống loạn thần thông thường

1Ở một số trường hợp có thể cao hơn.

2Giá bán lẻ.

3Với Risperidol liều dùng trên 6mg/ngày tăng nguy cơ hội chứng ngoại tháp. Risperidol 6mg tương đương với Haloperidol 20mg.

Bảng. Khả năng tương đối và tác dụng phụ của các thuốc

 Khả năng tương đối và tác dụng phụ của các thuốc 

Chú thích: 4 = tác dụng mạnh; 1 = tác dụng yếu.

Olanzapin là một chất phong toả mạnh các recerptor muscarinic, kháng Cholinergic, 5-HT2 và dopamin D1, D2, D2. Dùng Olanzapin liều cao (12,5 - 17,5 mg/ngày) có tác dụng hơn so với liều thấp. Nó có tác dụng tốt hơn so với haloperidol trong điều trị các triệu chứng âm tính. Tuy nhiên nó lại liên quan đến tăng alanin aminotransterase huyết thanh hơn là haloperidol. Những phản ứng loạn trương lực do olanzapin thấp hơn so với haloperidol và nó cũng ít gây loạn vận động muộn. Những tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc này là trạng thái mơ màng kích động, tăng kích thích, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn tiêu hoá và tăng cân. Vai trò của thuốc đối với người bệnh khó trị cần được làm sáng tỏ.

Quetiapin là một thuốc an thần kinh phong bế receptor 5 – HT2 cao tương đối so với receptor D2 cũng như áp lực cao tương đối với receptor, adrenalinergic anpha 1 và anpha 2. Nó cũng có tác dụng như haloperidol trong điều trị các triệu chứng dương tính và âm tính của tâm thần phân liệt mà lại ít có tác dụng phụ ngoại pháp, thậm chí dùng ở liều cao. Nhưng tác dụng phụ thường gặp hơn: trạng thái buồn ngủ, chóng mặt và giảm huyết áp tư thế. Do có liên quan đến sự thay đổi thủy tinh thể ở những người bệnh điều trị dài ngày nên việc khám mắt cần phải được thực hiện ngay từ lúc bắt đầu điều trị nhằm phát hiện sớm quá trình đục thuỷ tinh thể, sau đó kiểm tra định kì mỗi 6 tháng.

Không có thuốc chống loạn thần nào gây ra sự lệ thuộc thuốc, do vậy chúng có mức độ an toàn rất rộng giữa hiệu quả điều trị và mức độ gây độc. Tất cả đều làm giảm đáp ứng adrenalinergic. Đáp ứng trước đây của người bệnh, những hiểu biết về thuốc và tác dụng phụ của nó là những cái giúp cho sự lựa chọn thuốc hợp lí.

Chỉ định lâm sàng:

Các thuốc chống loạn thần được sử dụng để điều trị tất cả các thể của tâm thần phân liệt cũng như ý tưởng loạn thần trong loạn thần tổn thường thực thể não, sảng và sa sút trí tuệ, loạn thần do thuốc, trầm cảm loạn thần và hưng cảm. Chúng cũng có hiệu quả đối với rối loạn Tourette. Các thuốc này còn làm giảm nhanh chóng mức độ kích thích, có thể là gián tiếp, cải thiện dần quá trình xã hội hoá và tư duy của người bệnh. Ti lệ cải thiện tốt chiếm đến 80%. Những người sau khi dùng thuốc chống loạn thần có các triệu chứng hành vi xấu đi thì có thể là một tình trạng thực tổn chưa được chẩn đoán, ví dụ nhiễm độc chống tiết cholin.

Những triệu chứng được cải thiện sau khi dùng thuốc ức chế tâm thần gồm có tăng động, thù địch, hung tính, hoang tưởng, ảo giác, bồn chồn và ngủ kém. Những trường hợp rối loạn thần cấp và có tiền sử bệnh tốt thì nhìn chung đáp ứng điều trị tốt. Nguyên nhân chủ yếu gây thất bại trong điều trị loạn thần cấp là liều dùng không phù hợp và nguyên nhân gây tái phát chủ yếu không tuân thủ chế độ điều trị.

Dạng liều và đặc điểm:

Ranh giới của liều rất rộng. Ví dụ, haloperidol, 1 mg thuốc uống lúc ngủ có thể phù hợp với người bệnh cao tuổi bị sa sút trí tuệ nhẹ, trong khi đó với người bệnh tâm thần phân liệt cấp tính trẻ tuổi có thể dùng đến 60 mg/ngày. Liều khởi đầu 10 - 20mg/ngày là tương đối phù hợp cho hầu hết người bệnh. Để đáp ứng nhanh, có thể bắt đầu bằng dùng haloperidol, 10 mg tiêm bắp. Bằng cách này thuốc được hấp thụ nhanh và đạt nồng độ trong huyết tương cao gấp 10 lần liều tương đương. Các hiện tượng như kích động tâm thần - vận động, tư duy dồn dập, kích thích toàn thể sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Có thể nhắc lại liều sau mỗi 3 - 4 giờ. Nếu người bệnh không đỡ, liều uống phải được thay thế bằng dùng đường ngoài tiêu hoá.

Có rất nhiều yếu tố chi phối đến quá trình hấp thụ thuốc uống. Trước hết là tiền sử có phẫu thuật dạ dày - ruột và các thuốc dùng kèm theo, ví dụ, các kháng acid (xem bảng). Có sự khác nhau về chủng tộc trong chuyển hoá thuốc an thần. Ví dụ, nhiều người Châu Á chỉ cần nửa liều thông thường. Khả năng sinh học cũng còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như hút thuốc lá, kích thích enzym vi thể gan do rượu hoặc các thuốc barbiturat và các thuốc làm thay đổi enzym như carbamazepin hoặc methylphenidat. Phát hiện mức độ thuốc trong huyết tương hiện không phải là sự trợ giúp lâm sàng chủ yếu.

Sau khi đã xác định được liều/ngày, việc chia liều là không cần thiết. Hầu hết người bệnh có thể dùng một lần/ngày và thường là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này đặc biệt phù hợp khi tác dụng an thần của thuốc là để có giấc ngủ đêm tốt và tránh được những tác dụng an thần không mong muốn vào ban ngày. Risperidon là ngoại lệ, nó được chia làm hai lần/ ngày. Phải đặc biệt lưu ý đối với người bệnh bị lần đầu, chỉ được giảm thuốc từ từ, sau 6 tháng ổn định và kiểm soát chặt chẽ; tỉ lệ tái phát ở trường hợp này thấp hơn so với những người đã có nhiều cơn.

Bảng. Tương tác của thuốc chống loạn thần với các thuốc khác

Tương tác của thuốc chống loạn thần với các thuốc khác 

Người bệnh tâm thần - đặc biệt là những người có hội chứng paranoid - thường từ chối dùng thuốc. Trong những trường hợp này và những trường hợp không đáp ứng với thuốc đường uống, có thể sử dụng dạng tiêm tác dụng chậm enanthat và decanoat của fluphenazin (dạng decanoat có tác dụng chậm hơn một chút nhưng tác dụng phụ ngoại tháp lại ít hơn hoặc dạng decanoat của haloperidol, tiêm sâu dưới da hoặc tiêm bắp). Để đạt tác dụng của thuốc thường kéo dài từ 7 đến 28 ngày. Những người không bị phụ thuộc vào uống thuốc (hoặc dùng quá liều và kích thích nhẹ) nhìn chung chấp thuận đến chỗ bác sĩ để “tiêm” thuốc. Liều thông thường của những chế phẩm fluphenazin tác dụng kéo dài là 25 mg/2 tuần. Liều và tần suất dùng thuốc cũng khác nhau: từ 100 mg/tuần đến 12,5 mg/tháng. Sử dụng liều nhỏ nhất có hiệu quả càng ít lần càng tốt.

Liều tiêm 25 mg/tháng fluphenazin dạng decanoat tương đương với 15 - 20 mg fluphenazin /ngày uống. Dùng kết hợp cả benzodiazepin (ví dụ lorazepam,2 mg/ngày đường uống chia làm 2 lần) có thể làm giảm được liều thuốc ức chế tâm thần cần dùng đường uống hoặc ngoài đường tiêu hoá.

Haloperidol tiêm tĩnh mạch là loại thuốc an thần thông dụng nhất được dùng theo cách này. Thông thường được dùng ở các đơn vị điều trị tích cực trong xử trí người bệnh bị kích động, sảng. Tiêm tĩnh mạch haloperidol phải chậm, dưới 1mg/phút để hạn chế tác dụng phụ tim mạch và ngoại tháp.

Tác dụng phụ:

Tác dụng phụ như an thần giảm dần từ các thuốc hoạt tính miligam thấp như chlopromazin hoặc thioridazin đến những thuốc hoạt tính miligam cao hơn như fluphenazin và haloperidol. Tuy nhiên tác dụng ngoại tháp lại tăng dần (chlorprothixen được xem là giống với chlorpromazin).

Những tác dụng phụ kháng cholinergic thường gặp nhất gồm khô miệng (điều này có thể dẫn đển uống nhiều các chất bổ dưỡng và làm tăng cân), thị lực gần bị mờ, bí đái (đặc biệt là ở nam giới nhiều tuổi có phì đại tuyến tiền liệt), đầy bụng chậm tiêu, trào ngược thực quản, tắc ruột, mê sảng và ở những người hẹp góc tiền phòng dễ bị glocom cấp. Những tác dụng phụ thần kinh tự chủ khác gồm: hạ huyết áp tư thế đứng và rối loạn chức năng tình dục - những vấn đề về đạt độ cương cứng (bao gồm cả xuất tinh ngược) và cực khoái ở nam giới (khoảng 50% số trường hợp) và ở phụ nữ (khoảng 30% số trường hợp). Chậm đạt đến cực khoái thường là một yếu tố từ chối dùng thuốc. Những thay đổi điện tim thường xuất hiện nhưng ít có những loạn nhịp rõ rệt có giá trị lâm sàng. Ở những người bệnh nhiều tuổi và người có tiền sử bệnh tim có nguy cơ thay đổi điện tim lớn hơn nhiều. Những thay đổi trên điện tâm đồ thường gặp gồm: giảm biên độ sóng T, sóng U nhô cao, đoạn ST chênh xuống và kéo dài khoảng QT. Nhìn chung những thay đổi trên điện tâm đồ không làm thay đổi phác đồ điều trị. Tuy nhiên trong một số tiường hợp đặc biệt, sự thay đổi này (torsade de pointes) liên quan đến việc sử dụng haloperidol đường tĩnh mạch liều cao (thường > 100 mg/24 giờ).

Tác dụng phụ chuyển hoá và nội tiết gồm tăng cân, tăng glucose máu, thân nhiệt không ổn định (nhất là trong thời tiết nóng) và ngộ độc nước có thể do tiết hormon chống bài niệu không phù hợp.

Ở người bệnh nữ hay thấy những bất thường về tiết sữa và kinh nguyệt (trong mức độ có thể, tránh dùng thuốc chống loạn thần cho người bệnh ung thư vú bởi nguy cơ do tăng cao prolactin ở vú). Cả thuốc ức chế tâm thần và chống trầm cảm đều ức chế sự di chuyển củạ tinh trùng. Ít gặp vàng da do ứ mật và suy tủy xương, đó là những phản ứng mẫn cảm và chỉ thường xuất hiện trong vòng hai tháng đầu điều trị. Chúng giảm đi khi ngừng thuốc. Có sự nhạy cảm chéo trong các phenothiazin và phải dùng thuốc thuộc nhóm khác khi có phản ứng dị ứng.

Clozapin liên quan đến 1,6% nguy cơ mất bạch cầu hạt (ở người Do Thái Đông Âu, tỉ lệ này còn cao hơn). Chính vì vậy, khí sử dụng thuốc này cần phái xét nghiệm máu hàng tuần. Ngoài ra thuốc còn làm giảm ngưỡng co giật và nhiều tác dụng phụ khác như an thần, hạ huyết áp, tăng nồng độ enzym gan, tăng tiết nước bọt, ngừng hô hấp, tăng cân, biến đổi trên điện não và điện tim.

Dùng chlorpromazin và Thioridazin liều khá cao có nguy cơ nhạy cảm ánh sáng, bệnh lý võng mạc và tăng nhiễm sắc tố. Sự xuất hiện những điểm lắng đọng melanin ở thuỷ tinh thể có liên quan đến tổng liều đã được dùng. Do vậy phải khám mắt định kì cho những người bệnh dùng thuốc dài ngày. Chưa xác định được khả năng gây quái thai do dùng những thuốc này, tuy nhiên cần phải thận trọng khi dùng thuốc, đặc biệt là trong ba tháng đầu thời kì thai nghén. Ngưỡng co giật giảm, tuy nhiên việc dùng những thuốc này vẩn an toàn đối với động kinh đã được kiểm soát băng thuốc chống co giật

Hội chứng an thần kinh ác tính (Neuroleptic malignant syndrome : NMS):

Là một trạng thái giống căng trương lực thể hiện bằng những dấu hiệu ngoại tháp, thay đổi huyết áp, thay đổi ý thức rất cao. Hội chứng này không thường gặp nhưng là một biến chứng nghiêm trọng khi dùng thuốc an thần. Cứng cơ, vận động không tự chủ, lú lẫn, rối loạn phát âm và rôì loạn ngôn ngữ xuất hiện kèm theo nhợt nhạt, không ổn định tim - mạch, sốt, sung huyết phổi và tăng tiết mồ hôi có thể dẫn đến sững sờ, hôn mê và tử vong. Nguyên nhân có thể liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm thiếu kiểm soát liều dùng thuốc hướng thần, bệnh cảm xúc, giảm sắt huyết thanh, mất nước và tăng nhạy cảm của các receptor dopamin. Kết hợp thuốc an thần với lithium có thể làm tăng tính dễ bị công kích và khả năng này hầu như tăng cao ở người bệnh rối loạn cảm xúc. Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng xuất hiện trong vòng hai tuần đầu dùng thuốc ức chế tâm thần. Với liều lượng nhỏ các thuốc trên hội chứng này có thể xuất hiện. Tiêm bắp cũng là một yếu tố nguy cơ. Greatinkinase tăng và tăng bạch cầu với công thức chuyển trái xuất hiện sớm trong gần một nửa số trường hợp. Điều trị phải bao gồm cả kiểm soát sốt và chống mất nước. Có thể chỉ định các chủ vận dopamin như bromocriptin 2.5 - 10 mg/ngày chia 3 lần uống; amantadin 100 - 200 mg/ngày chia 2 lần uống. Khi cần có thể dùng dantrolen 50 mg tiêm tĩnh mạch (nhưng không vượt quá 10 mg/kg/ngày) để giải toả trạng thái co cứng. Hiện tại người ta vẫn còn đang tranh luận về hiệu quả của ba thuốc này cũng như việc sử dụng các thuốc chẹn kênh calci và benzodiazepin. Liệu pháp sốc điện cũng có hiệu quả trong những trường hợp kháng điều trị. Với người có hội chứng NMS, việc sử dụng clozapin cũng tương đối an toàn và hiệu quả như thuốc ức chế tâm thần, cần phải chẩn đoán phân biệt hội chứng này với căng trương lực gây tử vong cấp tính, tăng thân nhiệt ác tính, các hội chứng nhiễm độc thần kinh (bao gồm cả AIDS) và nhiều trạng thái khác như viêm não virus, bệnh Wilson, hội chứng chống tiết cholin trung ương và những trạng thái tăng trương lực(ví dụ, uốn ván, ngộ độc strychnin).

Chứng tăng động:

Là một hiện tượng thường gặp nhất (khoảng 20% sốtrường hợp) và còn được gọi là triệu chứng ngoại tháp. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm trong quá trình điều trị (và có thể vẫn còn hiện diện cả khi đã ngừng thuốc an thần). Nó cũng dễ bị nhầm là lo âu hoặc sự trầm trọng hơn của loạn thần. Điểm nổi bật của triệu chứng này là người bệnh luôn trong trạng thái vận động, ngồi xuống, đứng lên, đi đi lại lại. Hiện tượng này bao gồm cả ý định tự sát, hoặc cảm giác khiếp sợ, hoảng hốt, giận giữ hoặc dằn vặt tình dục, mất ngủ cũng là hiện tượng thường thấy. Trong tất cả các trường hợp cần phải xem xét lại liều hoặc loại thuốc an thần đã chỉ định. Một điểm nữa cũng phải chú ý là hút thuốc lá. Nguy cơ xuất hiện tăng động ở người bệnh nữ hút thuốc sẽ tăng cao. Có thể cho dùng các thuốc chống Parkinson như trihexyphenidyl, 2 - 5 mg/ngày chia 3 lần uống, hoặc benztropin mesylat, 1- 2 mg/ngày chia 2 lần. Trong những trường hợp kháng điều trị có thể dùng propranolol, 30 - 80 mg/ngày uống; diazepam 5 mg/ngày chia 3 lẩn uống hoặc amantadin 100 mg/ngày chia 3 lần uống

Rối loạn trương lực cấp tính:

Thường xuất hiện sớm, mặc dù cũng đã có những thông báo về sự xuất hiện muộn ở một số trường hợp (hầu hết ở nam giới sau vài năm điều trị), những người trước đây sớm có những phản ứng loạn trương lực nặng và rối loạn khí sắc. Nguy cơ rối loạn trương lực cấp cao hơn ở những người bệnh trẻ tuổi. Những dấu hiệu phổ biến nhất gồm các cơn co cơ bất thường vùng đầu, cổ và lưỡi. Những hiện tượng khác cũng hay xuất hiện như vẹo cổ, rối loạn vận động nhãn cầu, khó nuốt, khó nhai và co cơ nhai. Co thắt thực quản rất nguy hiểm. Ít thấy những cơn co cơ ở lưng, cánh tay và chận. Có thể chỉ định diphenhydramin 50 mg tiêm bắp để giải quyết cơn cấp tính. Sau, đó phải dùng benzetropin mesylat 2 mg/ngày chia 2 lần uống trong vài tuần sau, đó ngừng từ từ bởi vì có một số triệu chứng ngoại tháp cần phải sử dụng dài ngày các thuốc chống Parkinson (tất cả thuốc này đều có tác dụng gần như nhau - mặc dù trihexyphenidyl có xu hướng kích thích vừa phải và benztropin có tác dụng an thần nhẹ).

Hội chứng Parkịnson do thuốc rất khó phân biệt với bệnh Parkinson ngẫu phát nhưng có thể hồi phục xuất hiện muộn hơn trong quá trình điều trị so với các triệu chứng ngoại tháp trước đó và trong một số trường hợp xuất hiện sau cả khi đã dừng thuốc an thần. Tình trạng này bao gồm những dấu hiệu điển hình của vô cảm, giảm cử động ở mặt và cánh tay (chứng mất vận động có thể rất giống với trầm cảm), đi bước ngắn và nhanh, cứng đơ, mất dáng vẻ mềm mại, run lắc. Người bệnh AIDS dễ bị tác dụng phụ ngoại tháp. Thuốc an thần hoạt tính cao thường cần dùng thêm các thuốc chống Parkinson (bảng). Phải giảm liều thuốc an thần và dùng thuốc chống Parkinson với liều lượng như trên để có thể đạt được sự thuyên giảm tức thì. Sau 4 - 6 tuần có thể ngừng các thuốc chống Parkinson mà không có những triệu chứng tái phát. Để giải quyết bất kỳ triệu chứng ngoại tháp nào có thể dùng amantadin 100 - 400 mg/mgày thay thế cho các thuốc'chông Parkinson. Trạng thái căng trương lực do thuốc an thần rất giống với trạng thái sững sờ căng trương lực có co cứng, chảy nước dãi, đái dầm. Trạng thái này thường đáp ứng chậm với ngưỡng thuốc hoặc sử dụng các thuốc chống Parkinson.

Loạn vận động muộn:

Là một hội chứng gồm những vận động bất thường, không chủ định và định hình của mặt, miệng, lưỡi, thân, các cánh tay, chân, xuất hiện sau vài tháng hoặc (nhiều khi) vài năm điều trị bằng thuốc an thần. Có khoảng 20 - 35% số người bệnh điều trị dài ngày bằng thuốc an thần xuất hiện hội chứng này. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như nhiều tuổi, nhiều năm điều trị, hút thuốc lá và tiểu đường. Vôi hoá tuyến tùng cũng chiếm tỉ lệ cao ở trạng thái này, ở giới hạn này bờ 3 :1. Chưa rõ sự khác nhau giữa các thuốc ức chế tâm thần trong sự phát triển hội chứng này.

Những biểu hiện sớm bao gồm vận động lưỡi theo kiểu sâu đo, khó thè lưỡi, máy cơ mặt (tic), tăng tần suất chớp mắt hoặc tăng vận động hàm. Những biểu hiện muộn bao gồm: vận động má - lưỡi - nhai, đánh môi, các cử động nhai há - ngậm mồm, rối loạn phản xạ nôn, phồng má, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hô hấp hoặc vận động dạng múa giật ở các đầu chi (xuất hiện ở người bệnh trẻ nhiều hơn). Các triệu chứng không nhất thiết là xấu đi, cá biệt ỏ một số trường hợp, những triệu chứng này lại giảm đi ngay cả khi tiếp tục dùng thuốc an thần. Các rối loạn vận động không xuất hiện lúc ngủ, khi tỉnh táo có thể kiềm chế được chốc lát. Stress và sự vận động ở những bộ phận khác của cơ thể thường làm tình trạng xấu đi.

Cần phải phân biệt các dấu hiệu sớm của rối loạn vận độụg với dấu hiệu có thể hồi phục do lắp răng giả không vừa hoặc do các thuốc khộng phải loại an thần như Levodopa, chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressant - TCA), các thuốc chống Parkinson, chống co giật và các kháng histamin. Một trạng thái thần kinh khác cũng cân phải chẩn đoán phân biệt là múa giật Huntington bằng thăm khám và khai thác kỹ tiền sử.

Điều quan trọng là phòng ngừa, cần phải sử dụng lượng thấp nhất thuốc an thần để dập tắt các triệu chứng loạn thần, cần phải phát hiện sớm các biểu hiện của loạn vận động. Khi phát hiện được các triệu chứng phải dừng ngay các thuốc chống tiết cholin và giảm từ từ thuốc an thần. Khi ngừng thuốc an thần có thể xuất hiện sụt cân và suy mòn. Trong nhiều trường hợp không được phát hiện các rối loạn vận động sẽ thuyên giảm. Không được dung thuốc cho người bệnh cho đến khi các triệu chứng loạn thần xuất hiện trở lại và khi đó bắt đầu lại từ liều thấp, sau tăng dần cho đến khi đạt được được sự cải thiện lâm sàng. Nếu sử dụng lại thuốc an thần thì Clozapin và Olanzapin là những thuốc ít gây tái phát. Sử dụng các thuốc hỗ trợ như nhóm benzodiazepin hoặc lithium góp phần một cách trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát các triệu chứng loạn thần với các liều thấp thuốc an thần. Nếu hội chứng rối loạn vận động tái xuất hiện và vẫn cần phải tiếp tục dùng thuốc an thần để kiểm soát các triệu chứng loạn thần thì cần phải có sự chấp thuận. Tất cả các thuốc như nhóm benzodiazepin, buspiron (liều 40 - 160 mg/ngày), phosphatidylcholin, clonidin, các thuốc chẹn kênh calci, vitamin E và propranolol đều có tác dụng hạn chế trong điều trị tác dụng phụ rối loạn vận động.

Xã hội

Sự quan tâm của xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những người bị bệnh mạn tính, là những người có tiền sử nhập viện một vài lần, các mặt hoạt động vẫn ở mức độ thấp và những triệu chứng bệnh chưa bao giờ hết hoàn toàn. Sự hắt hủi của gia đình vả thất bại trong công việc là điều thường thây. Trong những trường hợp này, sự quan tâm chăm sóc của những nhân viên giấu kinh nghiệm tại gia đình người bệnh là điều rất quan trọng. Có mỏi quan hệ rất chặt chẽ giữa sự ổn định của hoàn cảnh sống và lượng thuốc ức chế tấm thần cần phải sử dụng vì môi trường tốt sẽ làm giảm kích thích và do vậy cũng làm giảm lượng thuốc cần dùng. Những nhóm tự giúp đỡ nhau cần phải được phát huy ở bất kì lúc nào có thể. Những nhóm như vậy tạo nên một mạng lưới cùng chia sẻ, học tập và hỗ trợ qua lại giúp người bệnh hội nhập với xã hội thông qua những dạng hoạt động phù hợp với họ. Phục hồi nghề nghiệp và các cơ sở giới thiệu tư vấn nghề nghiệp cung cấp việc đánh giá, đào tạo và cơ hội làm việc ở những mức độ phù hợp với tình trạng sức khoẻ của người bệnh.

Tâm lý

Nhu cầu về liệu pháp tâm lý là rất khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng hiện tại và bệnh sử của người bệnh. Đối với những người chỉ có một pha loạn thần duy nhất và trước đây có mức độ thích ứng tốt thì có thể chỉ định liệu pháp tâm lý củng cố nhằm hỗ trợ họ tái tích hợp những kinh nghiệm và kiến thức đã có, thấu hiểu một số vấn đề trước đây và có khả năng tự mình phát hiện sớm các dấu hiệu của stress. Với rối loạn dạng này, nếu dùng liệu pháp tâm lý chiều sâu dễ gây ra phản tác dụng. Một điều cũng rất quan trọng khác nữa là cần phải thực hiện liệu pháp tâm lý gia đình nhằm hỗ trợ cùng người bệnh giải toả stress và tăng cường các mối quan hệ với người bệnh trong việc đối phó với stress.

Hành vi

Các kĩ thuật hành vi thường được dùng nhiều ở các hệ thống điều trị, như các trung tâm điều trị ban ngày. Tuy nhiên cũng chẳng có lí do gì để không kết hợp với gia đình hoặc các hệ thống điều trị khác. Có nhiều kĩ thuật hành vi được sử dụng một cách vô tình (ví dụ, củng cố dương tính như một từ, một câu khen hoặc một cái gật đầu sau một số hành vi dương tính). Tuy nhiên những kĩ thuật hành vi sẽ trở thành các công cụ mạnh nếu nó được suy nghĩ, lựa chọn một cách cẩn thận để giúp cho người bệnh học những hành vi được xã hội chấp nhận. Nghe nhạc từ cassette xách tay hoặc dùng tai nghe cũng là một trong những cách kéo chú ý của người bệnh ra khỏi ảo thính.

Tiên lượng

Ớ bất kì trạng thái loạn thần nào, phần lớn những trường hợp có các triệu chứng dương tính như hoang tưởng ảo tưởng, ảo giác, đều có tiên lượng tốt khi dùng thuốc. Các triệu chứng âm tính như cùn mòn cảm xúc, xa lánh xã hội rất khó điều trị và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho người bệnh tâm thần phân liệt không đạt được hiệu quả hoạt động cao. Hoàn cảnh lao động không phù hợp và thiếu liệu pháp tâm lý gia đình cũng là hai lí do khác khiến cho tiên lượng khiêm tốn ở phần lớn người bệnh tâm thần phân liệt. Loạn thần có liên quan tới tiền sử dùng ma tuý cũng có tiên lượng không tốt bởi lẽ hệ thần kinh trung ương đã bị tổn thương do ma tuý hoặc liên quan đến một bệnh nội khoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Rối loạn tâm thần tình dục

Đặc điểm chính của kích thích tình dục, là chúng thường có nguồn gốc tâm lý ban đầu, sự nghèo nàn về kinh nghiệm quan hệ tình dục khác giới sẽ càng củng cố đặc điểm này.

Những vấn đề tâm thần liên quan đến nằm viện và các rối loạn do dùng thuốc, phẫu thuật

Trong những trường hợp cực đoan, những vấn đề này có thể thúc đẩy bệnh nhân trốn viện, làm ngược lại chỉ dẫn về y tế.

Các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi

Hội chứng tâm thần phổ biến nhất ở người già là sa sút trí tuệ (hội chứng não thực thể) với các mức độ khác nhau.

Mê sảng, sa sút trí tuệ và các rối loạn nhận thức

Các rối loạn hành vi có xu hướng thường gặp ở những trường hợp dai dẳng, thường liên quan trực tiếp đến rối loạn nhân cách hoặc khả năng dễ bị tổn thương của hệ thần kinh trung ương

Phụ thuộc các chất hỗn hợp và dung môi

Các kháng histamin trong một chừng mực nào đó gây sự ức chế hệ thần kinh trung ương do vậy nhiều khi nó được dùng như là một loại an dịu OTC. Trạng thái uể oải cũng thường thấy.

Phụ thuộc Caffein

Một điểm chung khác giữa caffein và các chất kích thích khác là chúng lại làm nặng thêm các triệu chứng của tâm thần phân liệt bù trừ và bệnh nhân hưng trầm cảm.

Phụ thuộc các chất kích thích amphetamin và cocain

Có một số người nghiện thuốc kích thích trở nên nhạy cảm với việc sử dụng các chất kích thích sau đó. Ở những người này, chỉ cần một lượng nhỏ chất kích thích nhẹ.

Phụ thuộc cần sa

Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của thuốc cho thấy những bất thường trong cành cây phổi. Viêm họng, viêm mũi liên quan tới việc sử dụng cần sa kéo dài cùng với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Phụ thuộc thuốc Phencyclidin

Các triệu chứng thực thể gồm chóng mặt, thất điều, rối loạn ngôn ngữ, rung giật nhãn cầu, co rút mí mắt trên với nhìn chằm chằm vào chỗ trống.

Phụ thuộc các chất gây ảo giác (nghiện ma túy)

Điều trị pha cấp tính chủ yếu là giúp người bệnh tránh được những hành vi thất thường có thể dẫn đến chấn thương hoặc tử vong.

Phụ thuộc thuốc gây nghiện (opioid ma túy)

Để điều trị những trường hợp quá liều hoặc nghi quá liều có thể dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, nếu quá liều thì kết quả sẽ thể hiện rõ rệt trồng vòng 2 phút.

Phụ thuộc và lạm dụng rượu (nghiện rượu)

Nghiện rượu là một hội chứng có hai pha: vấn đề ăn uống và phụ thuộc rượu. Vấn đề uống là việc sử dụng rượu lặp đi lặp lại, thường nhằm làm dịu lo âu.

Chẩn đoán các rối loạn do dùng thuốc

Những người có rối loạn stress sau sang chấn thường tự điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Người sử dụng nhiều loại ma tuý khác nhau, kéo dài thường có hình ảnh teo não trên CT scan.

Các rối loạn tấn công: rối loạn tâm thần

Nhận biết được vấn đề này một phần là do sự nâng cao ý thức về quyền của phụ nữ và một phần là những người phụ nữ cũng hiểu rằng họ không được phép chấp nhận bị lạm dụng.

Loạn ngủ

Cơn khiếp sợ khi ngủ là những kích thích đột ngột, kinh hoàng trong khi ngủ, thường gặp ở những cậu bé và cũng có thể ở người lớn. Nó hoàn toàn khác với cơn hoảng loạn khi ngủ.

Ngủ nhiều

Điều trị ngừng thở khi ngủ có thể gồm các biện pháp như giảm cân và điều hoà không khí qua mũi họng dưới áp lực liên tục trong thời gian ngủ.

Mất ngủ

Người bệnh có thể phàn nàn về việc khó vào giấc ngủ hoặc khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ, có những khoảng thức giấc trong đêm hoặc thức dậy sớm hoặc kết hợp những hiện tượng đó.

Rối loạn khí sắc

Trầm cảm có thể xuất hiện với góc độ là một phản ứng đáp lại tác động gây stress nào đó hoặc một tình huống cuộc sống nặng nề, thường là sự mất mát của bản thân.

Rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách được xem như là bảng ma trận của một số vấn đề tâm thần nặng nề. Ví dụ, dạng phân liệt, có liên quan đến phân liệt; dạng né tránh, có liên quan đến một số rối loạn lo âu.

Các rối loạn đau dai dẳng

Thông thường những biến đổi giải phẫu là không hồi phục bởi lẽ nó phải chịu nhiều can thiệp với những hậu quả không mong muốn ngày càng gia tăng.

Các rối loạn dạng cơ thể

Dễ bị thương tổn ở một hoặc vài hệ thống cơ quan và tiếp xúc với những thành viên trong gia đình có các vấn đề dạng cơ thể sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển các triệu chứng.

Các rối loạn lo âu và rối loạn phân ly

Rối loạn hoảng loạn được đặc trưng bằng những cơn lo âu trầm trọng ngắn, hồi phục tái phát, khó dự đoán, kèm theo những biến đổi sinh lý. Cũng có thể ám ảnh sợ khoảng trống.

Stress và rối loạn thích ứng

Từng cá nhân có thể phản ứng lại với stress bằng trạng thái lo âu hoặc trầm cảm, phát hiện các triệu chứrig thực thể, chạy trốn hoặc uống rượu, bắt đầu các vụ áp phe hay một loạt các cách khác.

Các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần

Trong hầu hết các trường hợp, điều trị tâm thần bao gồm cả sự tham gia tích cực của những người có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người bệnh.

Đánh giá tâm thần trong rối loạn tâm thần

Phỏng vấn gia đình về ứng xử của người bệnh với những người khác cũng có thể cung cấp thông tin quan trọng cho chẩn đoán, thậm chí có thể làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.

Tiếp cận bệnh nhân rối loạn tâm thần

Các yếu tố môi trường và xã hội luôn được coi là những yếu tố quan trọng sống còn trong sự cân bằng tâm thần ở mỗi cá nhân. Không có sự va chạm với môi trường thì cũng không cố bệnh được xã hội thừa nhận.