Các rối loạn tấn công: rối loạn tâm thần

2016-01-19 11:25 PM

Nhận biết được vấn đề này một phần là do sự nâng cao ý thức về quyền của phụ nữ và một phần là những người phụ nữ cũng hiểu rằng họ không được phép chấp nhận bị lạm dụng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định tình trạng rối loạn tấn công

Những hành động có cân nhắc, tính toán nhằm gây tổn hại về cơ thể hoặc vật chất cho người khác. Sự kích động và quậy phá là các triệu chứng hơn là bệnh và hầu hết chúng không liên quan gì với các trạng thái bệnh lý. Các thầy thuốc lâm sàng cũng không đủ khả năng để dự báo chính xác hành vi nguy hiểm. Tùy theo đặc điểm dân cư, người chuẩn bị kích động thường là nam giới, tuổi dưới 25 thường từ tầng lớp kinh tế xã hội thấp, sống ở trung tâm thành phố. Các rối loạn này thường liên quan đến trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách, hưng cảm, Paranoia, rối loạn chức năng thùy thái dương hoặc các trạng thái loạn thần thương tổn.

Việc sứ dụng steroid đồng hoá ở một số vận động viên điền kinh cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện các hành vi quậy phá sau này.

Ở Mỹ, một tỉ lệ đáng kể các trường hợp tử vong do quậy phá là có liên quan đến rượu. Với một lượng rượu nhỏ cũng cỏ thể gây ra trạng thái ngộ độc bệnh lý giống như trạng thái rốì loạn tâm thần thực tổn cấp tính. Các amphetamin, cocain mạnh và các chất kích thích khác cũng thường gây ra những hành vi quậy phá. Phencyclidin cũng là một loại thuốc thường gây ra những hành vi gây rổi, đôi khi mang tính chất kì dị và một phần là do hạ thấp ngưỡng cảm giác đau. Rối loạn xung động thường có đặc điểm lạm dụng cơ thể, chủ yếu là của chồng (hoặc vợ) hay con cái; ngộ độc bệnh lí; sinh hoạt tình dục cưỡng bức và lái xe bạt mạng.

Những hành vi đánh đập, hành hạ trong gia đình nhiều hơn rất nhiều so với người ta nghĩ trước đây. Nhận biết được vấn đề này một phần là do sự nâng cao ý thức về quyền của phụ nữ và một phần là những người phụ nữ cũng hiểu rằng họ không được phép chấp nhận bị lạm dụng. Khoảng 20 - 50% các vụ giết người ở Mỹ là xẩy ra trong các gia đình. Cảnh sát được gọi đến để giải quyết xung đột gia đình còn nhiều hơn tất cả các vụ hình sự khác cộng lại. Trẻ em sống trong những gia đình như vậy thường cũng trở thành nạn nhân của sự lạm dụng.

Đặc điểm chung của những người bị nghi ngờ có lạm dụng thể xác hoặc tình dục kéo dài thường là hung hãn, cô độc thù hằn, thụ động trong các mối quan hệ, cảm giác bị là “vật tế thần”, không tin vào sự chân thật, phân ly về cảm xúc. Họ có xu hướng thể hiện sự đau khổ tâm lý kèm theo các triệu chứng cơ thể, thường là cảm giác đau. Họ cũng có thể có các triệu chứng liên quan đến stress sau sang chấn như đã đưa ra ở trên. Bác sĩ cần phải nghi ngờ tất cả những tổn thương không được giải thích đầy đủ, đặc biệt những tai họa đó lại tái xuất hiện.

Điều trị

Tâm lý

Việc xử trí bất kì một cá nhân gây rối nào cũng bao gồm cả cách thức tâm lý phù hợp. Đi lại, nói năng chậm rãi, tự tin và đánh giá đúng tình huống. Cố gắng tạo dựng hệ thống làm giảm thiểu những hành vi gây rối, hạn chế những cá nhân hoặc những thứ đe doạ đến người gây rối. Không đe doạ hoặc lạm dụng và cũng không làm nhục cá nhân trước đám đông. Không được phép có vũ khí trong khu vực. Có thể đối thoại với người gây rối và việc này sẽ góp phần làm dịu vấn đề. Thức ăn và đồ uống cũng làm cho tình hình đỡ căng thẳng (ví dụ, thuốc lá cho người nghiện thuốc). Chân thành là điều hết sức quan trọng. Không hứa bừa giúp đỡ, hỗ trợ tính tự trọng của người bệnh và tiếp tục động viên người bệnh cho đến khi tình huống được kiểm soát. Dạng người này sẽ thực hiện tốt hcm nếu có sự kiểm soát chặt chẽ từ bên ngoài thay thế cho sự thiếu kiểm soát bên trong trong một thời gian dài. Giám sát án treo chặt chẽ, thực thi luật nghiêm chỉnh cũng là những trự giúp rất tốt. Một điểm nữa cũng hết sức chú ý là giúp đỡ cá nhân tránh xa các thuốc (ví dụ, hội những người không uống rượu). Nạn nhân lạm dụng thuốc phải được điều trị như bất kì bệnh nhân bị chấn thương nào và cũng không phải là hiếm trường hợp có các rối loạn stress sau sang chấn.

Dược học

Cần phải dùng đến thuốc khi các phương pháp tâm lý không có hiệu quả. Điều này đặc biệt đúng với những bệnh nhân loạn thần hoặc kích động. Thuốc lựa chọn trong giải quyết trạng thái loạn thần tấn công là Haloperidol, 5 - 10 mg tiêm bắp, mỗi giờ một lần cho đến khi các triệu chứng dịu đi. Các thuốc an dịu benzodiazepin (ví dụ; diazepam, 5 mg uống hoặc tiêm bắp cứ vài giờ một lần) cũng có thể được dùng cho kích động vừa hoặc nhẹ. Tuy nhiên đối với bệnh nhân loạn thần và phá phách nghiêm trọng thì nên dùng thuốc an thẩn là chủ yếu. Đối với những trạng thái hung tính dai dẳng nhất là trong chậm phát triển hoặc tổn thương não (trừ các tình trạng thực thể và các thuốc như các thuốc kháng Cholinergic với lượng đủ gây lú lẫn) thì nên dùng Propranolol, 40 - 240 mg/ngày, đường uống hoặc Pindolol, 5 mg/ 2 lần ngày uống (Pindolol ít gây ra chậm nhịp tim vá hạ huyết áp). Carbamazepin và acid valproic cũng có hiệu quả trong việc điều trị các rối loạn hung dữ và bùng nổ, nhất là khi có liên quan đến tổn thương não đã rõ hoặc nghi ngờ. Lithium và SSRI cũng có tác dụng đối với một số trạng thái bùng nổ; còn đối với trạng thái hung dữ nhất là ở người bệnh chậm phát triển tâm thần có thể uống Buspiron (10 - 45 mg/ngày).

Các phương pháp vật lý

Cần dùng đến các biện pháp vật lý nếu như các liệu pháp thuốc và tâm lý tỏ ra không hiệu quả. Phải có đủ người (khoảng 5 đến 6 người) khỏe mạnh, nhanh nhẹn để có thể đảm bảo kiểm soát được tình hình bởi bệnh nhân không đủ khả năng làm chủ bản thân. Cách này thường ngăn ngừa nhu cầu kiềm chế vật lý thực sự. Nếu không đủ người thì có thể chỉ cần hai người sử dụng đệm giường cá nhân để có thể dồn bệnh nhân vào góc phòng, tránh gây thương tổn cho mọi người và bệnh nhân. Chỉ sử dụng phòng cách ly khi cần thiết (cũng có thể sử dụng phòng cách ly ngoại trú) và bệnh nhân phải đứợc theo dõi thường xuyên. Việc thiết kế phòng cách ly và hành lang tất quan trọng. Hành lang chật chội, không gian hẹp và đông đúc càng làm tăng thêm tiềm năng gây rối ở bệnh nhân lo âu.

Các biện pháp khác

Việc chữa trị các nạn nhân (ví dụ, phụ nữ bị hành hạ) là rất khó. Vấn đề càng phức tạp thêm khi họ miễn cưỡng phải thoát ra khỏi hoàn cảnh. Với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường nhất vẫn là sợ bị hành hạ nhiều hơn nếu họ rời nhà. Họ hy vọng rằng tình hình sẽ dịu đi (mặc dù ngày càng xấu đi); và khía cạnh tài chính của vấn đề, ít khi nào người phụ nữ lại được lợi. Lo lắng cho con cái nên cuốì cùng người phụ nữ cũng phải tìm đến sự giúp đỡ. Bước đầu tiên để đưa người phụ nữ vào tình huống điều trị là tạo dựng sự ủng hộ, động viên của người khác cũng đã từng trong hoàn cảnh tương tự. Hội những người không uống rượu cũng là một trong những dạng hoạt động phù hợp nếu như có yếu tố rượu. Nhóm có thể động viên nạn nhân trong khi người phụ nữ có thêm sức mạnh để xem xét sự lựa chọn mà không bị sự sợ hãi bao trùm. Hiện nay ở nhiều thành phố đã có các trung tâm tư vấn để tư vấn các vấn đề khẩn cấp mang tính tức thời. Phải khai thác các lĩnh vực khác nhau, chú ý đến những vấn đề y tế hoặc tâm thần và duy trì sự quan tâm, thông cảm. Ở một số bang đã yêu cầu thầy thuốc phải trình báo với các nhà chức trách cảnh sát về những chấn thương do lạm dụng, hành hạ.

Bài viết cùng chuyên mục

Rối loạn tâm thần tình dục

Đặc điểm chính của kích thích tình dục, là chúng thường có nguồn gốc tâm lý ban đầu, sự nghèo nàn về kinh nghiệm quan hệ tình dục khác giới sẽ càng củng cố đặc điểm này.

Những vấn đề tâm thần liên quan đến nằm viện và các rối loạn do dùng thuốc, phẫu thuật

Trong những trường hợp cực đoan, những vấn đề này có thể thúc đẩy bệnh nhân trốn viện, làm ngược lại chỉ dẫn về y tế.

Các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi

Hội chứng tâm thần phổ biến nhất ở người già là sa sút trí tuệ (hội chứng não thực thể) với các mức độ khác nhau.

Mê sảng, sa sút trí tuệ và các rối loạn nhận thức

Các rối loạn hành vi có xu hướng thường gặp ở những trường hợp dai dẳng, thường liên quan trực tiếp đến rối loạn nhân cách hoặc khả năng dễ bị tổn thương của hệ thần kinh trung ương

Phụ thuộc các chất hỗn hợp và dung môi

Các kháng histamin trong một chừng mực nào đó gây sự ức chế hệ thần kinh trung ương do vậy nhiều khi nó được dùng như là một loại an dịu OTC. Trạng thái uể oải cũng thường thấy.

Phụ thuộc Caffein

Một điểm chung khác giữa caffein và các chất kích thích khác là chúng lại làm nặng thêm các triệu chứng của tâm thần phân liệt bù trừ và bệnh nhân hưng trầm cảm.

Phụ thuộc các chất kích thích amphetamin và cocain

Có một số người nghiện thuốc kích thích trở nên nhạy cảm với việc sử dụng các chất kích thích sau đó. Ở những người này, chỉ cần một lượng nhỏ chất kích thích nhẹ.

Phụ thuộc cần sa

Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của thuốc cho thấy những bất thường trong cành cây phổi. Viêm họng, viêm mũi liên quan tới việc sử dụng cần sa kéo dài cùng với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Phụ thuộc thuốc Phencyclidin

Các triệu chứng thực thể gồm chóng mặt, thất điều, rối loạn ngôn ngữ, rung giật nhãn cầu, co rút mí mắt trên với nhìn chằm chằm vào chỗ trống.

Phụ thuộc các chất gây ảo giác (nghiện ma túy)

Điều trị pha cấp tính chủ yếu là giúp người bệnh tránh được những hành vi thất thường có thể dẫn đến chấn thương hoặc tử vong.

Phụ thuộc thuốc gây nghiện (opioid ma túy)

Để điều trị những trường hợp quá liều hoặc nghi quá liều có thể dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, nếu quá liều thì kết quả sẽ thể hiện rõ rệt trồng vòng 2 phút.

Phụ thuộc và lạm dụng rượu (nghiện rượu)

Nghiện rượu là một hội chứng có hai pha: vấn đề ăn uống và phụ thuộc rượu. Vấn đề uống là việc sử dụng rượu lặp đi lặp lại, thường nhằm làm dịu lo âu.

Chẩn đoán các rối loạn do dùng thuốc

Những người có rối loạn stress sau sang chấn thường tự điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Người sử dụng nhiều loại ma tuý khác nhau, kéo dài thường có hình ảnh teo não trên CT scan.

Loạn ngủ

Cơn khiếp sợ khi ngủ là những kích thích đột ngột, kinh hoàng trong khi ngủ, thường gặp ở những cậu bé và cũng có thể ở người lớn. Nó hoàn toàn khác với cơn hoảng loạn khi ngủ.

Ngủ nhiều

Điều trị ngừng thở khi ngủ có thể gồm các biện pháp như giảm cân và điều hoà không khí qua mũi họng dưới áp lực liên tục trong thời gian ngủ.

Mất ngủ

Người bệnh có thể phàn nàn về việc khó vào giấc ngủ hoặc khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ, có những khoảng thức giấc trong đêm hoặc thức dậy sớm hoặc kết hợp những hiện tượng đó.

Rối loạn khí sắc

Trầm cảm có thể xuất hiện với góc độ là một phản ứng đáp lại tác động gây stress nào đó hoặc một tình huống cuộc sống nặng nề, thường là sự mất mát của bản thân.

Tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần khác

Các rối loạn tâm thần phân liệt là nhóm các hội chứng rối loạn tư duy, khí sắc và toàn bộ hành vi cũng như là kém chọn lọc kích thích.

Rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách được xem như là bảng ma trận của một số vấn đề tâm thần nặng nề. Ví dụ, dạng phân liệt, có liên quan đến phân liệt; dạng né tránh, có liên quan đến một số rối loạn lo âu.

Các rối loạn đau dai dẳng

Thông thường những biến đổi giải phẫu là không hồi phục bởi lẽ nó phải chịu nhiều can thiệp với những hậu quả không mong muốn ngày càng gia tăng.

Các rối loạn dạng cơ thể

Dễ bị thương tổn ở một hoặc vài hệ thống cơ quan và tiếp xúc với những thành viên trong gia đình có các vấn đề dạng cơ thể sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển các triệu chứng.

Các rối loạn lo âu và rối loạn phân ly

Rối loạn hoảng loạn được đặc trưng bằng những cơn lo âu trầm trọng ngắn, hồi phục tái phát, khó dự đoán, kèm theo những biến đổi sinh lý. Cũng có thể ám ảnh sợ khoảng trống.

Stress và rối loạn thích ứng

Từng cá nhân có thể phản ứng lại với stress bằng trạng thái lo âu hoặc trầm cảm, phát hiện các triệu chứrig thực thể, chạy trốn hoặc uống rượu, bắt đầu các vụ áp phe hay một loạt các cách khác.

Các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần

Trong hầu hết các trường hợp, điều trị tâm thần bao gồm cả sự tham gia tích cực của những người có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người bệnh.

Đánh giá tâm thần trong rối loạn tâm thần

Phỏng vấn gia đình về ứng xử của người bệnh với những người khác cũng có thể cung cấp thông tin quan trọng cho chẩn đoán, thậm chí có thể làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.

Tiếp cận bệnh nhân rối loạn tâm thần

Các yếu tố môi trường và xã hội luôn được coi là những yếu tố quan trọng sống còn trong sự cân bằng tâm thần ở mỗi cá nhân. Không có sự va chạm với môi trường thì cũng không cố bệnh được xã hội thừa nhận.