- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết
- Hạ đường huyết sau bữa ăn: phản ứng
Hạ đường huyết sau bữa ăn: phản ứng
Hạ đường huyết do dinh dưỡng sau cắt dạ dày
Hạ đường huyết phản ứng sau cắt dạ dày là hậu quả của chứng tăng insulin do làm trống dạ dày nhanh sau khối thức ăn ăn vào. Các triệu chứng là do tăng hoạt động của adrenalin để đáp ứng với hạ đường huyết. Điều trị bao gồm cho ăn thường xuyên hơn bằng những lượng nhỏ carbonhydrat chậm tiêu hóa hơn và chất béo protein hấp thụ chậm hơn.
Hạ đường huyết chức năng do dinh dưỡng
Hội chứng này được phân loại là chức năng khi có hạ đường huyết dạng phản ứng do dinh dưỡng sớm mà không giải thích là do sau phẫu thuật. Nó thường liên quan với mệt mỏi, lo lắng, dễ kích động, yếu ớt, kém tập trung, giảm tình dục, đau đầu, đói sau bữa ăn và run kéo dài. Tuy nhiên đa số bệnh nhân với những triệu chứng nảy không có hạ đường huyết.
Việc sử dụng bừa bãi và hiểu không đúng mức về test dung nạp glucose dẫn đến xu hướng đáng tiếc là lạm dụng chẩn đoán hạ đường huyết chức năng. Khoảng một phần ba hay nhiều hơn số đối tượng bình thường có đường huyết hạ xuống mức thấp nhất là 40 - 50 mg/dl và có triệu chứng hay không có triệu chứng trong thời gian 4 giờ làm test dung nạp glucose. Vì vậy, để tăng độ tin cậy của chẩn đoán, hạ đường huyết cần được ghi nhận trong thời gian có triệu chứng cơn tự phát trong khi hoạt động thường nhật, với cải thiện triệu chứng sau khi được nuôi dưỡng. Test dung nạp glucose nhạy cảm quá mức và thức ăn hỗn hợp không nhạy cảm tương đối trong việc phát hiện hạ đường huyết phản ứng sau bữa ăn. Gần đây người ta nhận thấy bữa sáng giàu cacbonhydrat có ích trong việc phân biệt những người bị hạ đường huyết phản ứng với nhóm chứng bình thường. Test này có kết quả là hạ đường huyết phản ứng ở 47% trong 38 đối tượng khác, khác với chỉ có 2,2% trong 43 người đôi chứng. Test này được thấy là nhạy hơn nhiều so với thức ăn hỗn hợp chuẩn. Thức ăn này cũng được sử dụng cho hai nhóm trên.
Ở những bệnh nhân được ghi nhận là hạ đường huyết trên cơ sở cơ năng, việc giảm phần carbonhydrat trong chế độ ăn trong khi tăng tần số và giảm khối lượng của bữa ăn lả không có hại và đôi khi còn có lợi. Thuốc bổ và an thần nhẹ cần là phần chính của điều trị còn chế độ ăn chi là để phụ thêm.
Hạ đường huyết muộn (hạ đường huyết kín đáo)
Trường hợp này đặc trưng bởi chậm trong giải phóng insulin sớm từ tế bào β tuy gây ra tăng đường huyết quá mức lúc đầu trong thời gian làm test dung nạp glucose. Để đáp ứng với sự tăng đường huyết này, giải phóng insulin quá mức gây ra hạ đường huyết muộn lúc 4 - 5 giờ sau khi tiếp nhận glucose. Những bệnh nhân này thường rất khác so với những người bị hạ đường huyết sớm. Họ thường bị béo phì và có tiền sử gia đình bị đái tháo đường.
Ớ những bệnh nhân béo phì, điều trị theo hướng giảm cân để đạt tới trọng lượng lý tưởng. Giống như tất cả các bệnh nhân bị hạ đường huyết sau bữa ăn không kể đến nguyên nhân, những bệnh nhân này thường đáp ứng với nhiều bữa ăn nhỏ, cách đều, chứa nhiều protein. Họ cần được xem như bệnh nhân đái tháo đường tiềm tàng và nên đi khám sức khoẻ định kì.
Bài xem nhiều nhất
Cường giáp: nhiễm độc giáp
Đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị
Suy vỏ thượng thận mạn tính: bệnh addison
Tăng prolactin máu: chẩn đoán và điều trị
Viêm tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị
Vô kinh thứ phát: chẩn đoán và điều trị
Nhiễm toan lactic: chẩn đoán và điều trị
Suy cận giáp và giả suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị
Suy vỏ thượng thận cấp: chẩn đoán và điều trị
Dấu hiệu nhiễm độc giáp có thể bao gồm nhìn chằm chằm, dấu hiệu von Graefe, nhịp tim nhanh hoặc rung nhĩ, run đầu chi, da nóng ẩm, tăng phản xạ gân xương, tóc mềm, móng dễ gãy, và suy tim (hiếm gặp hơn).
Đái tháo đường, là một hội chứng với rối loạn chuyển hóa, và tăng đường huyết không thích hợp, hoặc là do giảm bài tiết insulin.
Nhiễm toan ceton, có thể là biểu hiện ban đầu của đái tháo đường typ 1, hoặc là kết quả của việc tăng nhu cầu insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1, trong thời gian nhiễm khuẩn.
Bệnh Addison là một bệnh ít phổ biến, do sự phá hủy hoặc rối loạn chức năng của vỏ thượng thận. Bệnh được đặc trưng bởi sự thiếu hụt mạn tính cortisol, aldosteron và androgen thượng thận, gây sạm da kín đáo hoặc rõ rệt.
Cường tiết prolactin do bất kỳ nguyên nhân gì cũng có thể gây suy sinh dục. Nam thường bị giảm tình dục, rối loạn cường dương và đôi khi bị vú to nhưng không bao giờ có chảy sữa.
Tự kháng thể tuyến giáp thường thấy nhất ở viêm tuyến giáp Hashimoto nhưng cũng có thể thấy ở các thể viêm tuyến giáp khác. Mức TSH huyết thanh cao
Thăm khám vùng khung chậu cẩn thận để kiểm tra sự phát triển tử cung và phần phụ và làm phiến đồ âm đạo và pap để đánh giá ảnh hưởng của estrogen.
Đặc điểm lâm sàng của nhiễm toan lactic là tăng thông khí rõ rệt. Khi nhiễm toan lactic là thứ phát do thiếu oxy tổ chức hay truy mạch, dấu hiệu lâm sàng khác nhau
Suy cận giáp cấp gây tetany với chuột rút cơ, kích thích, co rút bàn tay và co giật; bệnh nhân luôn có tê đau vùng quanh miệng, bàn tay và bàn chân.
Suy thượng thận cấp xảy ra do thiếu cortisol là một tình trạng cấp cứu. Đợt cấp có thể xảy ra trong quá trình điều trị suy thượng thận mạn tính không đây đủ hoặc là biểu hiện suy thượng thận.