Đánh giá về bệnh sử niệu học

2016-01-09 04:08 PM

Đau niệu quản thường là cấp tính và do tắc nghẽn. Sự căng lên đi cùng với tăng nhu động và co thắt cơ trơn của niệu quản có thể dẫn đến hai kiểu đau khác nhau.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các biểu hiện toàn thân

Sốt khi kết hợp với các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ giúp cho việc xác định vị trí nhiễm trùng, Ở nữ giới, sốt cao thường xuất hiện trong bệnh viêm thận - bể thận cấp tính. Trong viêm bàng quang không biến chứng thì sốt không phải là biểu hiện đặc thù. ở nam giới, một nhiễm trùng đường niệu có sốt là ngụ ý muôn nói tới viêm thận- bể thận cấp tính, viêm tuyến tiền liệt cấp tính, hoặc viêm mào tinh hoàn cấp tính. Sốt cũng có thể gặp kết hợp với các biểu hiện ác tính của thận, bàng quang, hoặc tinh hoàn.

Sút cân và tình trạng mệt mỏi cũng có thể kết hợp với khối u, hoặc các tình trạng bệnh đi kèm theo với suy thận mạn tính.

Đau

Đau ở đường tiết niệu sinh dục thường là biểu hiện của tình trạng căng một tặng rỗng (tắc nghẽn niệu quản, ứ nước tiểu) hoặc căng phần bao của một cơ quan (viêm tuyển tiền liệt câp, viêm thận - bể thận cấp). Đau có thể khu trú tại chỗ hoặc đau lan tỏa. Đau trong bệnh ác tính thường là một biểu hiện muộn và là biểu hiện chỉ điểm của tình trạng quá phát.

Đau thận

Đau có nguồn gôc từ thận thường khu trú ở góc xương sườn - đôt sống cùng bên. Đau có thể lan xuống rốn và có thể liên quan đến tinh hoàn cùng bên ở nam giới hoặc môi âm vật ở nữ giới. Trong nhiễm trùng, đau luôn ở mức hằng định điển hình, trái lại trong tắc nghẽn, đau có thể dao động. Nôn và buồn nôn có thể là do kích thích phản xạ của hạch đám rối dương. Bệnh nhân có bệnh ở trong màng bụng sẽ phải nằm bất động để tránh đau, trong khi đó bệnh nhân có bệnh thận sẽ phải cử động để cố gắng tìm một tư thế thoải mái hơn.

Đau niệu quản

Đau niệu quản thường là cấp tính và do tắc nghẽn. Sự căng lên đi cùng với tăng nhu động và co thắt cơ trơn của niệu quản có thể dẫn đến hai kiểu đau khác nhau. Căng có thể gây đau âm ỉ hằng định, trong khi đó các cơn co thắt sẽ gây ra cơn đau quặn. Vị trí tắc nghẽn thường được dự đoán bởi vị trí đau. Tắc nghẽn niệu quản trên có thể gây đau lan đến bìu ở nam giới và môi âm vật ở nữ giới. Nghẽn tắc ở giữa niệu quản có thể gây đau ở một phần tư dưới và do đó có thể bị nhầm với viêm ruột thừa khi tắc nghẽn niệu quản bên phải hoặc nhầm với viêm túi thừa khi tắc nghẽn niệu quản ở bên trái. Tắc niệu quản dưới có thể gây viêm lỗ niệu quản và do đó đi kèm với các triệu chứng dễ bị kích thích bàng quang:

Đau bàng quang

Ứ nước tiểu cấp tính gây khó chịu ghê gớm khu vực trên xương mu. Ứ nước tiểu mạn tính thường không đau dù bàng quang bị căng nhiều. Đau trên xương mu mà không liên quan đến hoạt động tiểu tiện thì ít khi có căn nguyên từ bàng quang. Đau do viêm bàng quang cấp tính thường có liên quan đến niệu đạo xa và đau xuất hiện khi tiểu tiện.

Đau tuyến tiền liệt

Đau tuyến tiền liệt thường đi kèm với viêm và khu trú ở đáy chậu. Đau lan tới cột sống vùng thắt lưng cùng, ống bẹn và chi dưới. Vì vị trí của tuyến gần cổ bàng quang nên các quá trình viêm của tuyến tiền liệt gây ra các khó chịu kích thích bài tiết.

Đau dương vật

Đau mà dương vật nhẽo là thứ phát sau các quá trình viêm gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nghẹt qui đầu, một tình trạng của nam giới không được cắt bao qui đầu trong đó bao qui đầu bị co mắc lại ở phía sau dương vật qui đầu dẫn đến sung huyết và sưng đau qui đầu. Đau khi dương vật cương có thể là do bệnh Peyronie (đám xơ của lớp vỏ trắng, gây cong đau khi dương vật cương) hoặc do chứng cương đau dương vật (dương vật cương đau kéo dài).

Đau tinh hoàn

Các tình trạng cấp tính chẳng hạn như chấn thương, xoắn tinh hoàn hoặc xoắn một trong các phần phụ của nó hoặc viêm tinh hoàn - mào tinh hoàn gây đau cấp trong bìu và lan ra háng cùng bên. Đau mạn tính còn có thể kéo dài trong nhiều tháng sau khi điều trị thành công viêm mào tinh hoàn cấp. Đau mạn tính do thủy tinh mạc hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh gây tức nặng không lan toả. Các bệnh của thận, các bệnh của các cấu trúc sau màng bụng, hoặc các bệnh của ống bẹn cũng có thể gây đau liên quan đến tinh hoàn.

Đái máu

Đái máu đại thể ở người lớn cần được xem xét như là một dấu hiệu ác tính cho tới chừng nào chưa tìm được nguyên nhân khác.

Đặc tính của đái máu có thể đưa ra một đầu mối về vị trí nguồn gốc của đái máu. Đái máu đầu bãi, là sự hiện diện của máu khi mới bắt đầu dòng nước tiểu và sẽ hết đi trong dòng, nó ngụ ý đến nguồn gốc ở niệu đạo trước (dương vật). Đái máu cuối bãi, là sự hiện diện của máu ở cuối dòng nước tiểu, nó ngụ ý đến nguồn gốc ở cổ bàng quang hoặc niệu đạo tuyến tiền liệt. Đái máụ toàn bãi, là sự hiệp diện của máu trong suốt dòng nước tiểu, nó ngụ ý đến nguồn gốc ở bàng quang hoặc đường tiết niệu trên.

Các triệu chứng kết hợp đưa ra các đầu mối về nguyên nhân gây bệnh. Khi đái máu kết hợp với cơn đau quặn thận cần hướng đến bệnh cảnh của sỏi niệu quản, nhưng sự di chuyển của các cục máu do khối u đang chảy máu cũng có bệnh cảnh giống như vậy. Các triệu chứng kích thích bài tiết ở một phụ nữ trẻ tuổi cũng có thể hướng đến nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn và thường kết hợp với viêm bàng quang xuất huyết, song bệnh cảnh giống như thế khi xuất hiện ở phụ nữ nhiều tuổi hơn hoặc ở bất kỳ nam giới nào lại nảy sinh ra các mối bận tâm về khối u tân sinh. Trong bất kỳ tình huống nào, nếu nuôi cấy âm tính hoặc các triệu chứng kéo dài sau điều trị, phải có sự đánh giá kỹ hơn nữa. Khi không có các triệu chứng nào khác, đái máu đại thể có thể chỉ điểm nhiều hơn về khối u, nhưng cũng phải phần biệt với sỏi, các bệnh lý thận - tiểu cầu, và bệnh thận đa nang.

Các triệu chứng kích thích bài tiết

Tiểu tiện cấp bách là sự mong muốn đi tiểu đột ngột, gặp trong các bệnh viêm chẳng hạn như viêm bàng quang hoặc trong các bệnh thần kinh tăng phản xạ như rối loạn bàng quang thần kinh do thương tổn thần kinh vận động trên chẳng hạn. Tiểu tiện khó (tiểu tiện đau) thường kết hợp vớị viêm. Đau điển hình ở đầu dương vật ở nam giới và niệu đạo ở nữ giới. Tiểu tiện thường xuyên (đái rắt), là tăng số lần tiểu tiện trong cả ngày. Tiểu tiện đêm là tiểu tiện thường xuyên vào ban đêm. Bình thường, người lớn đi tiểu 5 đến 6 lần trong ngày và hầu hết một lần vầo ban đêm. Tăng số lần tiểu tiện có thể là do tăng cung lượng nước tiểu hoặc do dung tích bàng quang chức năng giảm. Đái tháo đường, đái tháo nhạt, tiêu hóa dịch quá nhiều, và các chát bài niệu (bao gồm cả cà phê và rượu) là một vài nguyên nhân làm tăng cung lượng nước tiểu. Dung tích bàng quang chức năng giảm có thể do tắc nghẽn đầu ra của bàng quang (tăng dung tích cặn dẫn đến dung tích chức năng thấp hơn), do các rối loạn bàng quang do thần kinh (tình trạng co cứng và giảm độ giãn), do chèn ép bàng quang từ bên ngoài (u xơ tử cung, xơ hóa do tia xạ, các khối u chậu hông), hoặc các yếu tố tâm lý (lo lắng).

Các triệu chứng tắc nghẽn bài tiết

Tiểu tiện ngập ngửng là sự trì trệ khi mới bắt đầu đi tiểu do tăng thời gian cần thiết để bàng quang có được áp lực cao đủ vượt quá áp lực của niệu đạo bị tắc nghẽn. Giảm áp lực dòng nước tiểu do sức cản cao mà bàng quang phải đương đầu và thường kết hợp với giảm khẩu kính của dòng. Tiểu tiện ngắt quãng và nước tiểu chảy nhỏ giọt sau tiểu tiện là sự ngắt quãng của dòng nước tiểu và sự giải phóng không kiểm soát được một vài giọt nước tiểu cuối. Các triệu chúng tắc nghẽn hay gặp do tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, hoặc các rối loạn bàng quang do thần kinh. Carcinoma tuyến tiền liệt hoặc niệu đạo và dị vật là các nguyên nhân khác.

Mất chủ động tiểu tiện

Mất chủ động tiểu tiện là sự mất tự chủ tiểu tiện một cách không cố ý (đái dầm). Bệnh sử cho phép phân loại cận nhóm của một trong số bốn thể mất chủ động. Phân biệt như thế là cần thiết, bởi vì việc nghiên cứu điều trị cho từng thể là khác nhau. Với mất chủ động hoàn toàn, bệnh nhân mất chủ động tiểu tiện tất cả các lần và ở tất cả các tư thế. Mất chủ động do stress là mất chủ động tiểu tiện kết hợp với các hoạt động làm tăng áp lực trong bụng (ho, hắt hơi, nâng đồ vật, luyện tập). Mất tiểu tiện không kiểm soát mà đi trước bởi mong muốn mãnh liệt bài tiết được biết đến như là mất chủ động tiểu tiện do thúc bách, ứ nước tiểu mạn tính có thể dẫn đến mất chủ động tiểu tiện do sự tràn ra của dòng nước tiểu.

Các triệu chứng khác

Tinh dịch có máu

Là sự hiện diện của máu khi phóng tinh, do viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm túi tinh. Máu ở phần đầu của sự phóng tinh gợi nghĩ tới vấn đề ở tuyến tiền liệt, trái lại tinh dịch có máu ở phần cuối ngụ ý tới nguồn gốc từ túi tinh. Việc nghiên cứu bệnh sẽ bao gồm xét nghiệm nước tiểu, khám trực tràng bằng ngón tay cùng với bóp tuyến tiền liệt và đánh giá dưới kính hiển vi các chất tiết của tuyến tiền liệt được bóp ra. Các thủ thuật gây chảy máu hơn chẳng hạn như soi bàng quang sẽ dành cho bệnh nhân đái máu hoặc siêu âm qua trực tràng có sinh thiết tuyến tiền liệt dành cho người bệnh có bất thường khi thăm khám trực tràng. Tinh dịch có máu dai dẳng cũng cần làm các thử nghiệm tương tự. Trong trường hợp chỉ tinh dịch có máu mà xét nghiệm nước tiểu bình thường và thăm khám trực tràng thấy bình thường thì nguy cơ ác tính là thấp.

Khí niệu

Là sự có mặt của khí trong khi tiểu tiện, thứ phát sau một lỗ rò giữa bàng quang và dạ dày - ruột. Viêm túi thừa là nguyên nhân hay gặp nhất, theo sau đó là carcinoma ruột, bệnh Crohn, và viêm ruột do tia xạ. Người bệnh kể bệnh thấy các bóng khí hoặc về vấn đề đặc biệt nào đó khi đi tiểu.

Chất tiết niệu đạo

Là triệu chứng hay gặp nhất của các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khó tiểu tiện và ngứa niệu đạo là các biểu hiện thường đi kèm với chất tiết niệu đạo. Khi chất tiết niệu đạo là máu, đặc biệt nếu ở người nhiều tuổi, sẽ hướng đến carcinoma niệu đạo.

Nước tiểu đục có thể thứ phát sau nhiễm trùng đường tiết niệu, song khi không có nhiễm trùng, nó có thể là kết quả của pH nước tiểu kiềm. Các tình trạng như thế dẫn đến sự kết tủa tinh thể phosphat. Đái ra dưỡng chấp, là sự hiện diện của bạch huyết trong nước tiểu, do lỗ rò giữa đường tiết niệu và hệ mạch bạch huyết. Bệnh giun chỉ, bệnh lao, và các khối u sau màng bụng là một số nguyên nhân của triệu chứng ít gặp này.

Bài viết cùng chuyên mục

Khối u tinh hoàn

Trong khi nguyên nhân của ung thư tinh hoàn còn chưa rõ, cả yếu tố bẩm sinh và mắc phải cũng đi kèm với sự phát triển khối u.

Khối u ở thận

Những khối u thận thường được phát hiện đầu tiên bằng chụp hệ tiết niệu cản quang qua đường tĩnh mạch. Muốn đánh giá sâu hơn thì cần siêu âm để xác định xem u dạng rắn hay u dạng nang.

Ung thư niệu quản và bể thận

Những khối u bể thận và niệu quản phải được phân biệt với sỏi, cục máu, hoại tử nhú hoặc viêm, hoặc các tổn thương nhiễm trùng.

Bệnh học ung thư bàng quang

Phân tích nước tiểu sẽ phát hiện huyết niệu ở đa số các trường hợp, đôi khi, có thể kèm theo mủ niệu, vô niệu có thể có ở số lượng nhỏ.

Ung thư tuyến tiền liệt

Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở nam giới đều không có triệu chứng rõ rệt mà chỉ có các cục khu trú hoặc những vùng rắn cứng.

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có thể có các triệu chứng bài tiết kích thích và tắc nghẽn. Các triệu chứng tắc nghẽn bao gồm giảm áp lực và khẩu kính dòng nước tiểu, dòng nước tiểu ngắt quãng, và lưỡng lự đi tiểu.

Vô sinh nam

Nên phân tích tinh dịch sau 72 giờ kiêng không sinh hoạt tình dục. Nên phân tích mẫu tinh dịch trong vòng 1 giờ sau thu thập. Nồng độ tinh trùng bất thường là < 20 triệu/ml.

Bệnh sỏi tiết niệu

Chế độ ăn và dịch uống có thể là các yếu tố quan trọng trong sự phát triển của sỏi niệu. Người bị bệnh sỏi niệu tái phát được khuyến khích, duy trì một chế độ ăn hạn chế muối và protein.

Viêm mào tinh hoàn cấp

Siêu âm bìu có thể hỗ trợ trong chẩn đoán nếu việc thăm khám khó khăn do thủy tinh mạc hoặc có các vấn đề còn tồn đọng liên quan đến chẩn đoán.

Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn

Theo lập luận thì các nguyên nhân gây bệnh là chlamydia, mycoplasma, ureaplasma, và virus, song không có bằng chứng thực sự nào tồn tại.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn

Bệnh hậu môn có thể có chung một số triệu chứng như viêm tuyến tiền liệt, và khám thực thể sẽ phân biệt được chúng.

Viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn

Công thức máu đầy đủ cho thấy có tăng bạch cầu và công thức bạch cầu chuyển trái. Phân tích nước tiểu thấy có mủ niệu, vi khuẩn niệu, và các mức độ đái máu khác nhau.

Viêm thận bể thận cấp

Công thức máu toàn phần cho thấy có tăng bạch cầu và công thức bạch cầu chuyển trái. Xét nghiệm nước tiểu có mủ niệu, vi khuẩn niệu, và các mức độ đái máu khác nhau. Các trụ bạch cầu có thể có.

Viêm bàng quang cấp

Xét nghiệm nước tiểu cho thấy có mủ niệu, vi khuẩn niệu và các mức độ đái máu khác nhau. Mức độ mủ niệu và vi khuẩn niệu không nhất thiết tương quan với mức độ nặng của các triệu chứng.

Rối loạn chức năng cương cứng nam giới và rối loạn chức năng tình dục

Mất cương cứng có thể do các nguyên nhân động mạch, tĩnh mạch, thần kinh hoặc tâm sinh, Các bệnh đang mắc có thể làm ảnh hưởng đến một hoặc nhiều cơ chế.

Mất chủ động tiểu tiện

Khai thác bệnh sử và tiền sử là bước quan trọng nhất trong đánh giá mất chủ động tiểu tiện. Nhật ký bài tiết do người bệnh chuẩn bị cũng có thể hỗ trợ cho đánh giá này.

Đau tuyến tiền liệt

Xét nghiệm nước tiểu bình thường sẽ phân biệt được với các quá trình nhiễm trùng cấp tính. Xét nghiệm các chất tiết tuyến tiền liệt được bóp ra sẽ phân biệt được.

Các nhiễm trùng đường sinh dục tiết niệu

Các nhiễm trùng đầu tiên là các nhiễm trùng lần đầu ở phụ nữ trẻ tuổi, Vi khuẩn niệu không giải quyết được xuất hiện khi đường niệu không được vô trùng trong suốt quá trình điều trị.

Tiếp cận và đánh giá đái máu

Các triệu chứng kích thích bài tiết, vi khuẩn niệu, và kết quả cấy nước tiểu dương tính ở nữ giới hướng đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Xét nghiệm nước tiểu đánh giá bệnh niệu học

Xét nghiệm nước tiểu bằng qụe đo mực nước không có vai trò gì trong việc sàng lọc các bệnh đường tiết niệu ở những người trưởng thành không có triệu chứng ngoại trừ phụ nữ mang thai.

Khám thực thể đánh giá bệnh niệu học

Bởi vì bên phải có gan, nên thận phải thấp hơn so với thận trái. Cực dưới của thận phải có thể sờ thấy được ở những bệnh nhân gầy, nhưng thận trái thường không sờ thấy được.