Các dung dịch hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa

2016-02-26 08:47 PM

Chất béo đường tĩnh mạch, cũng có thể được dùng, cho những bệnh nhân nhận hỗ trợ dinh dưỡng đường tĩnh mạch trung tâm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các dung dịch hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa có thể được tạo ra để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bất kỳ bệnh nhân nào. Dung dịch ngoài đường tiêu hóa cơ bản bao gồm dextrose, các acid amin và nước. Cũng có thể bổ sung các điện giải, các khoáng chất, các yếu tố vi lượng, các vitamin, và các thuốc. Hầu hết các dung dịch thương mại chứa dạng monohydrat của dextrose cung cấp 3,4 kcal/g. Các acid amin kết tinh có ở nhiều nồng độ khác nhau cốt để giới hạn rộng của các dung dịch chứa những lượng đặc hiệu dextrose và các acid amin theo nhu cầu.

Các dung dịch điển hình trong hỗ trợ dinh dưỡng đường tĩnh mạch trung tâm chứa 25 - 35% dextrose và 2,75 - 6% các acid amin tùy thuộc vào nhu cầu nước và dinh dưỡng ước tính của bệnh nhân. Những dung dịch này điển hình có độ thẩm thấu vượt quá 1800 mosm/L và cần truyền vào tĩnh mạch trung tâm. Công thức điển hình cho những bệnh nhân không có suy cơ quan được đưa ra trong bảng.

Các dung dịch có độ thẩm thấu thấp hơn cũng có thể được làm ra để truyền vào các tĩnh mạch ngoại vi. Các dung dịch điển hình để truyền ngoại vi chứa 5 - 10% dextrose và 2,75 - 4,25% các acid amin. Những dung dịch này có độ thẩm thấu giữa 800 - 1200 mosm/L và gây tỷ lệ cao bị viêm tĩnh mạch huyết khối và xâm nhiễm tại nơi truyền. Những dung dịch này sẽ cung cấp đầy đủ protein cho hầu hết bệnh nhân nhưng không đủ năng lượng. Phải bổ sung năng lượng ở dạng đậu tương nhũ hóa hoặc dầu safflower. Những dung dịch chất béo đường tĩnh mạch như vậy hiện có sẵn ở dạng dung dịch 10% và 25% cung cấp tương ứng 1,1 và 2,2 kcal/ml. Các dung dịch chất béo đường tĩnh mạch là đẳng trương và dung nạp tốt qua các tĩnh mạch ngoại vi. Điển hình là bệnh nhân được dùng 200 - 500 ml dung dịch 20% mỗi ngày. Khoảng 60% tổng lượng calo có thể được dùng theo cách này.

Chất béo đường tĩnh mạch cũng có thể được dùng cho những bệnh nhân nhận hỗ trợ dinh dưỡng đường tĩnh mạch trung tâm. Trong trường hợp này, cần giảm nồng độ dextrose để cung cấp một nồng độ cố định năng lượng. Chất béo đường tĩnh mạch được chỉ ra là tương đương với dextrose đường tĩnh mạch trong việc cung cấp năng lượng ít protein. Chất béo đường tĩnh mạch cũng đi kèm với không dung nạp glucose ít hơn, ít tạo ra carbon dioxid, và ít thâm nhiễm mỡ vào gan và được sử dụng tăng lên ở những bệnh nhân tăng glucose huyết, suy hô hấp và bệnh gan. Chất béo đường tĩnh mạch cũng được sử dụng tăng lên ở những bệnh nhân có nhu cầu năng lượng ước tính lớn. Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng tố c độ sử dụng glucose tối đa là xấp xỉ 5 - 7mg/phút/kg. Những bệnh nhân cần thêm lượng calo có thể sử dụng chúng như chất béo để ngăn ngừa việc sử dụng quá mức dextrose. Cũng có thể dùng chát béo đường tĩnh mạch để ngăn ngừa sự thiếu hụt acid béo cần thiết. Tỷ lệ tối ưu của carbonhydrat và chất béo trong hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa còn chưa được xác định.

Nên bắt đầu truyền các dung dịch ngoài đường tiêu hóa từ từ để ngăn ngừa tình trạng tăng glucose huyết và các biến chứng chuyển hóa khác. Điển hình là các dung dịch được bắt đầu dùng với tốc độ 50ml/giờ và tăng lên khoảng một lượng tương đương cứ sau mỗi 24 giờ cho đến khi đạt được tốc độ mong muốn cuối cùng.

Bảng. Dung dịch dinh dưỡng hoàn toàn ngoài đường tiêu hóa điển hình (cho bệnh nhân không có suy cơ quan)

Dextrose (3,4 kcal/g)

Các acid amin (4 kcal/g)

Na+

K+

Ca2+

Mg2+

Cl-

P

Acetat

MVI -12 (các Vitamin)

MTE (yếu tố vi lượng)

Chất béo nhũ hóa 20%

25%

6%

50mEq/L

40mEq/L

5mEq/L

8mEq/L

60mEq/L

12mmol/L

Cân bằng

10ml/ngày

5ml/ngày

250ml, 5 lần trong một tuần

Tốc độ điển hình

 

Ngày 1: 30 ml/giờ

Ngày 2: 60 ml/giờ

Qua ngày thứ 2, dung dịch cung cấp

Năng lượng: 1925 kcal toàn phần

Protein: 86g

Chất béo: 19% kcal toán phần

Dịch: 1690 ml

Bài viết cùng chuyên mục

Theo dõi bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ dinh dưỡng

Những bệnh nhân có cân bằng nitơ dương tính có thể được tiếp tục chế độ hiện tại của họ, những bệnh nhân có cân bằng nitơ âm tính thì nên tăng vừa phải lượng calo và protein đưa vào, sau đó đánh giá lại.

Các biến chứng của hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa

Các biến chứng chuyển hóa của hỗ trợ dinh dưỡng đường tĩnh mạch trung tâm xảy ra ở trên 50% số bệnh nhân. Hầu hết là nhẹ và dễ xử trí, hiếm khi cần phải ngừng hỗ trợ dinh dưỡng.

Các biến chứng của hỗ trợ dinh dưỡng đường tiêu hóa

Các biến chứng chuyển hóa trong hỗ trợ dinh dưỡng đường tiêu hóa là hay gặp nhưng trong hầu hết các trường hợp là dễ xử trí.

Các dung dịch hỗ trợ dinh dưỡng đường tiêu hóa

Các dung dịch chứa các protein thủy phân hoặc các acid amin kết tinh có thành phần chất béo không đáng kể được gọi là dung dịch cơ bản vì các chất dinh dưỡng đa lượng.

Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân

Hầu hết dung dịch đường tiêu hóa trộn sẵn đều cung cấp đầy đủ các vitamin, các khoáng chất cũng như lượng calo đầy đủ.

Hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân

Chú ý tới sở thích của bệnh nhân, thời gian của những bữa ăn, các thủ thuật chẩn đoán, sử dụng thuốc, và việc sử dụng các thức ăn do gia đình và bạn bè mang tới bệnh viện.

Chế độ ăn bổ xung dinh dưỡng trị liệu

Chất xơ trong chế độ ăn là một nhóm nhiều loại thực vật khác nhau và hệ tiêu hóa của người không tiêu hóa được. Chế độ ăn điển hình của người Mỹ có khoảng 5 - 10g chất xơ từ thức ăn mỗi ngày.

Chế độ ăn hạn chế chất dinh dưỡng trị liệu

Chế độ ăn 1000 mg muối cần hạn chế thêm nữa những thức ăn thường ngày. Hiện nay có sẵn các thức ăn có natri thấp đặc biệt để giúp cho chế độ ăn như vậy.

Chế độ ăn thay đổi độ đặc của thức ăn trị liệu

Chế độ ăn lỏng cung cấp đầy đủ nước và có thể được lập ra để cung cấp đầy đủ năng lượng và protein. Các vitamin, chất khoáng, đặc biệt là acid folic, sắt và vitamin B6.

Rối loạn chuyển hóa Vitamin E

Thiếu hụt vitamin E trên lâm sàng phổ biến nhất là do kém hấp thu nặng, không có betalipoprotein huyết di truyền hoặc ở trẻ em là bệnh gan ứ mật mạn tính, tịt đường mật hoặc xơ hóa nang.

Rối loạn chuyển hóa Vitamin A

Thiếu hụt vitamin A là một trong những hội chứng thiếu hụt vitamin phổ biến nhất, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ở những vùng này, thiếu vitamin A là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù.

Rối loạn chuyển hóa Vitamin C

Biểu hiện sớm của thiếu hụt vitamin C là không đặc hiệu và bao gồm mệt, yếu. Ở những giai đoạn tiến triển hơn, biểu hiện điển hình của bệnh Scorbut (thiếu vitamin C) xuất hiện.

Rối loạn chuyển hóa Vitamin Pyridoxin

Thiếu hụt vitamin B6 thường xảy ra nhất như là hậu quả của sự tương tác của các thuốc, đặc biệt là isoniazid, cycloserin, penicillamin, và các thuốc uống tránh thai hoặc ở người nghiện rượu.

Rối loạn chuyển hóa Vitamin Niacin

Về mặt tiền sử, thiếu hụt niacin xảy ra ở những nơi khi mà ngô là nguồn năng lượng chính. Hiện tại, thiếu hụt niacin phổ biến hơn do nghiện rượu.

Rối loạn chuyển hóa Vitamin Riboflavin

Riboflavin, coenzym flavin mononucleotid và flavin adenin dinucleotid, tham gia vào nhiều phản ứng oxy hóa khử khác nhau và là thành phần thiết yếu của nhiều enzym khác.

Rối loạn chuyển hóa Vitamin thiamin

Vai trò chính của thiamin là tiền chất của thiamin pyrophosphat, một coenzym cần cho một số phản ứng sinh học quan trọng, cần thiết cho quá trình oxy hóa carbonhydrat.

Ăn vô độ tâm thần

Một số bệnh nhân bị chứng ăn vô độ cũng có dạng chán ần tâm thần ẩn với sụt cân rõ rệt và vô kinh. Khía cạnh gia đình và tâm lý nhìn chung tương tự như đối với những bệnh nhân chán ăn tâm thần.

Chán ăn tâm thần

Có nhiều bất thường về nội tiết tồn tại ở những bệnh nhân này, nhưng hầu hết các tác giả đều cho rằng chúng chỉ là thứ phát do suy dinh dưỡng và không phải là những rối loạn tiên phát.

Béo phì

Béo phì được định nghĩa như là tình trạng có quá nhiều mô mỡ. Sự xác định chính xác mô mỡ cần những kỹ thuật tinh vi nhưng lại chưa phổ biến trong thực tiễn lâm sàng.

Suy dinh dưỡng protein năng lượng

Suy dinh dưỡng protein năng lượng xảy ra như là hậu quả của sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối năng lượng và protein.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Nên khám thực thể tập trung vào mặt dinh dưỡng trên từng bệnh nhân có nguy cơ về các vấn đề dinh dưỡng. Khám nhấn mạnh vào sự mỏi cơ, dự trữ mỡ.

Lời khuyên về ăn uống, tương tác chất dinh dưỡng và thuốc

Lượng thức ăn tính như một khẩu phần được đưa ra ở tên dưới. Nếu bạn cần ăn phần lớn hơn thì tính hơn một khẩu phần. Ví dụ, suất ăn tối bằng mỳ ý có thể tính là 2 - 3 khẩu phần tinh bột.

Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Nhu cầu dinh dưỡng không chỉ thay đổi ở từng cá thể mà còn thay đổi từng ngày và từng đối tượng. Chúng cũng khác nhau theo tuổi, giới, kích thước cơ thể, trong quá trình mang thai và cho con bú.