Cây nhàu

2015-10-27 11:48 AM

Vỏ rễ cây nhàu chứa glucozit anthraquinon gọi là morindin có tình thể hình kim màu vàng, tan trong nước sôi, ít tan trong nước lạnh, không tan trong ête.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn có tên cây ngao, nhầu núi, giấu.

Tên khoa học Morinda citrifoìia L.

Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

Mô tả cây

Cây nhàu

Cây nhàu

Cây nhàu là một cây cao chừng 6-8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp dọc bờ sông bò suối.

Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12-15cm. Hoa nở vào tháng 1-2. Quả chín vào tháng 7-8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5-6cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hoặc hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mền ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài chừng 6-7mm, ngang chừng 4-5mm, có 2 ngãn chứa 1 hạt nhỏ mềm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Thấy nhiều ở miền Nam Việt Nam, chưa thấy ở miền Bắc. Theo Pételot có cả ở miền Bắc. Mới đây đã tìm thấy ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.

Có thể trồng dễ dàng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Người ta dùng lá, quả, vỏ, rễ làm thuốc. Rễ hay dùng nhất dưới dạng phơi hay sấy khô. Các bộ phận khác dùng tươi.

Thành phần hóa học

Vỏ rễ cây nhàu chứa glucozit anthraquinon gọi là morindin có tình thể hình kim màu vàng, tan trong nước sôi, ít tan trong nước lạnh, không tan trong ête, tan trong các chất kiềm để cho màu vàng cam.

Một số tác giả (1961, J. Sci. Industr, Res. 7: 331-333) đã xác định trong cây nhàu không phải chỉ có một chất anthraglucozit: morindin mà là một hỗn hợp gồm nhiều chất anthraglucozit như: damnacantal hay l-metoxy-2-focmyl-3- oxyanthraquinon, chất l-metoxyrubiazin hay 1- metoxy-2-metyl-3-oxyanthraquinon, chất al- izarin, chất morindon hay 1-5-6-trioxy-2- metylanthraquinon và chất l-oxy-2-3- dimetoxyanthraquinon.

Các bộ phận khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Năm 1982, Đàm Trung Bảo (Đại học dược Hà nội) đã phát hiện trong nhàu có nhiều chất selenium.

Tác dụng dược lý

Trên súc vật thí nghiệm, rễ cây nhàu tỏ ra có những tác dụng sau đây:

Nhuận tràng nhẹ và lâu dài.

Lợi tiểu nhẹ.

Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm.

Hạ huyết áp.

Độ độc không đáng kể, và không gây nghiện.

Công dụng và liều dùng

Rễ nhàu được dùng ở miền Nam làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp.

Nhân dân dùng rễ nhàu sắc uống hằng ngày (hay nước chè, uống hằng tháng. Một số hiệu thuốc đã chế thành cao rễ nhàu. Liều dùng hằng ngày 30- 40g rễ, sắc và uống thay nước chè trong ngày. Sau chừng 15 hôm sẽ thấy kết quả. Nhưng phải uống tiếp tục 2-3 tháng liền sau đó tiếp tục uống với liều giảm xuống.

Công dụng trong nhân dân: Quả nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho, cảm hen, thũng, đau gân, đái đường (đái tháo). Nướng chín ăn để chưa lỵ.

Rễ nhàu nhuộm màu đò quần áo, vải lụa. Nhân dân Việt Nam thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu, uống chữa bệnh nhức mỏi, đau lưng (có thể dùng quả nhàu non, thái mỏng sao khô thay rễ này).

Lú nhàu giã nát, đắp chữa mụn nhọt, làm chóng lên da. Sắc uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt và làm thuốc bổ. Liều dùng 8-10g sắc với 500ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày (chữa những người hay nhức đầu chóng mặt). Lá nhàu còn dùng nấu canh lươn để ăn cho bổ.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây rau cần tây

Rau cần tây chủ yếu được dùng làm rau ăn, nấu canh. Cần tây được dùng làm thuốc lợi tiểu. Gần đây nhân dân ta thấy phổ biến dùng rau cần tây chữa bệnh huyết áp.

Cây hồi đầu thảo

Hồi đầu thảo hiện còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để giúp sự tiêu hóa, đau bụng ỉa chảy, sốt vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Cây hoàng cầm

Hoàng cầm sấy khô tán nhỏ làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày dùng 20-30 viên. Chữa các bệnh đổ máu cam, thổ huyết, kinh nguyệt quá nhiều, cảm mạo, ho cảm.

Cây đỗ trọng

Đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ồn, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng bổ can, thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm.

Cây dừa cạn

Theo kình nghiệm sử dụng trong y học dân tộc của một số nước khác có cây này mọc hoang dại, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt.

Cây câu đằng

Hiện nay câu đằng được dùng làm thuốc trấn kinh, trấn tĩnh, bệnh cao huyết áp: Đầu quay, mắt hoa, trẻ con kinh giật, khóc đêm, phụ nữ xích bạch đới.

Cây ba kích

Trong rễ ba kích chủ yếu có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axít hữu cơ. Rễ tươi có vitamin C. Theo các tài liệu cũ, chỉ có vìtamin C.

Cây ba gạc ấn độ

Resecpin ngoài tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch, còn tác dụng lên trung khu vận mạch ở hành tủy, tác dụng trấn tĩnh và làm cho tim đập chậm do kích thích vagus.

Cây ba gạc

Viện dược liệu Hà Nội đã xác định là trong rễ ba gạc của ta cũng có những ancaloit resecpin, secpentin v.v... giống như trong ba gạc Ấn Độ RauwoIfia serpentina.

Cây mạch ba góc

Hiện nay nhân dân ta tại một số vùng chỉ mới trồng cây mạch ba góc để làm thức ăn cho gia súc và ngưòi. Một số nơi dùng lá nấu canh ăn cho sáng mắt, thính tai.

Cây hoa hòe

Hiện nay nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra huyết, ruột chảy máu. Ngày uống 5 đến 20g.