- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y, y học cổ truyền
- Mè đất mềm, nhuận phế làm ngừng ho
Mè đất mềm, nhuận phế làm ngừng ho
Mè đất mềm, Bạch thiệt mềm, Bạch nhung thảo - Leucas mollissima Benth., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây đứng hay nằm; thân vuông, có lông ít hay nhiều, hướng ngược. Lá có phiến bầu dục thon, to cỡ 6x3cm mép có răng đều, gân phụ 4-6 cặp, mặt dưới có lông, cuống dài 1cm, ở các lá trên, cuống ngắn hoặc không có. Xim co ở nách lá; hoa nhiều, đài cao 8mm, có 10 gân hay 10 răng; tràng trắng, cao 13mm có lông dày ở mặt ngoài, nhị 4. Quả bế 2mm, màu nâu.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Leucatis Mollissimae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Nam Trung Quốc, Ân Độ, Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ở Lạng Sơn, Hoà Bình, Bắc Thái đến Lâm Đồng (thác Prenn - Đà Lạt) và Kontum (Đắc Glây) thường ở độ cao 750m trở lên.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, hơi cay, tính bình, có tác dụng nhuận phế làm ngừng ho, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Trung Quốc (Vân Nam) cây được dùng trị cảm mạo phát sốt, ho gà, lạc huyết, đau ngực, ho do viêm khí quản, trẻ em cam tích. Dùng ngoài trị mụn lở, viêm tuyến vú, đòn ngã sưng đau.
Bài mới nhất
-
Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn
-
Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều
-
Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu
-
Cói quăn lưỡi liềm: cây thuốc dùng trị lỵ
-
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
-
Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng
-
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
-
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
-
Cói dùi thô: cây thuốc trị ỉa chảy và nôn mửa
-
Cói dùi có đốt: cây được dùng làm thuốc xổ
-
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
-
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
-
Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp
-
Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày
-
Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu