- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y, y học cổ truyền
- Hếp, cây thuốc chữa phù thũng
Hếp, cây thuốc chữa phù thũng
Hếp - Scaveola taccada (Gaertn.), Roxb. (S. sericea Vahl), thuộc họ Hếp - Goodeniaceae.
Mô tả
Cây bụi cao 1 - 2m, có nhánh khoẻ, tròn, mang sẹo lá, có những túm lông nằm ở nách các lá. Lá mọc so le, rất sít nhau ở ngọn các nhánh, mọng nước, màu lục sáng, nhẵn hay có lông mềm dài 25 - 30mm, thành xim ở nách lá ngắn hơn các lá nhiều. Quả hình trứng hay gần hình cầu, đường kính 8 - 15mm, chứa 2 hạt.
Bộ phận dùng
Rễ, vỏ, lá - Radix, Cortex et Folium Scaveolae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Đông Á nhiệt đới, châu Đại dương và Madagasca. Cây mọc ở vùng bờ biển, dọc nước ta, trên bờ chỗ đầm lầy, nước mặn, trong các rừng cây gỗ thấp.
Thành phần hóa học
Cây chứa 2 alcaloid, trong đó có scaveolin.
Tính vị, tác dụng
Lá có vị đắng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ. Lá dùng để hút như thuốc lá.
Ở Inđônêxia, nước sắc lá và vỏ cũng dùng chữa phù thũng.
Ở Malaixia, lá dùng ăn cầm ỉa chảy. Ở Ân Độ, dịch của quả nang dùng tra vào mắt làm cho sáng tránh mờ mắt và tăng khả năng nhìn xa.
Bài mới nhất
-
Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn
-
Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều
-
Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu
-
Cói quăn lưỡi liềm: cây thuốc dùng trị lỵ
-
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
-
Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng
-
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
-
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
-
Cói dùi thô: cây thuốc trị ỉa chảy và nôn mửa
-
Cói dùi có đốt: cây được dùng làm thuốc xổ
-
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
-
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
-
Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp
-
Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày
-
Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu