- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y, y học cổ truyền
- Đậu bắp, cây thuốc lợi tiểu
Đậu bắp, cây thuốc lợi tiểu
Đậu bắp, Bụp bắp hay Mướp tây - Abelmoschus esculentus (L.,) Moench, thuộc họ Bông - Malvaceae.
Mô tả
Cây thảo lớn, mọc đứng, cao 1,8 - 2,5m. Thân dày, khoẻ, có lông ở các phần trên. Lá rộng, chia thuỳ chân vịt; thường có 7 thuỳ có răng không đều và có kích thước thay đổi; cuống lá dài. Cuống hoa ở nách lá, dài 1 - 3cm. Lá bắc con 8 - 12 cái hình dải, có lông rậm và sớm rụng. Đài hình sao, có 5 thuỳ xẻ đến phân nửa. Cánh hoa vàng hay hơi vàng, có chấm tía ở gốc. Quả nang có góc, dài 8 - 15cm, nhọn, hình trứng ngọn giáo đến trụ - nón và nhọn dài ở đầu.
Cây ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 9.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Abelmoschi Esculenti.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Ân Độ, được trồng để lấy quả non làm rau ăn. Thường được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, hiện nay đang phát triển trồng ở một số tỉnh phía Bắc. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hoá học
Quả giàu pectin và chất nhầy, cũng rất giàu về sắt và calcium. Quả tươi chứa vitamin A 740 đơn vị, thiamin, riboílavin, acid ascorbic và niacin. Lá và thân chứa iodin. Hạt chứa một chất dầu ăn được (16 - 22%) màu vàng xanh và mùi dễ chịu, chứa palmitin và stearin. Hoa chứa 2 sắc tố ílavonol; gossypetin và quercetin.
Tính vị, tác dụng
Toàn cây có mùi thơm của Đinh hưong Quả hạt, lá đều có tác dụng làm dịu, làm nhầy, lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích thích, trợ tim và chống co thắt; nước hãm hạt rang lên có tác dụng làm ra mồ hôi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua. Hạt dùng để ăn. Khô dầu dùng làm thức ăn cho gia súc, hạt khô và rang thật kỹ được dùng thay cà phê. Dịch lá tươi giã nát dùng điều trị bệnh tăng tiết bã nhờn của da đầu và dùng đắp nhọt.
ở Malaixia, người ta dùng các bộ phận của cây làm thuốc giảm đau trong bệnh lậu và bệnh khó đái. Ở Ân Độ, quả chưa chín dùng làm thuốc sắc uống trị đau do xuất huyết, đái nóng, đái khó vì lậu; chất nhầy từ quả và hạt dùng đắp trị bệnh lậu. Lá dùng làm thuốc đắp dịu. Ở Thái Lan, quả khô dùng làm thuốc điều trị loét trong cơ quan tiêu hoá.
Bài mới nhất
-
Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn
-
Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều
-
Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu
-
Cói quăn lưỡi liềm: cây thuốc dùng trị lỵ
-
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
-
Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng
-
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
-
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
-
Cói dùi thô: cây thuốc trị ỉa chảy và nôn mửa
-
Cói dùi có đốt: cây được dùng làm thuốc xổ
-
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
-
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
-
Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp
-
Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày
-
Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu