Cây địa du

2015-10-23 03:10 PM

Thành phần chủ yếu trong địa du là tanin, saponosit, flavon. Người xưa, dựa vào màu đỏ của hoa, liên hệ đến tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpemel (Anh).

Tên khoa học Sanguisorba officinalis L.

Tên địa du vì địa là đất, du là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.

Mô tả cây

 Cây địa du

Cây địa du

Loài cây sống dai, cao 0,30m đến 1,5m, có khi đạt 2m. Thân rỗng, mọc thẳng đứng, nhẵn, mang ít lá. Lá dài 30-40cm, kép lông chim lẻ, 5- 15 lá chét, hình trứng, mép răng cưa to, tù. Hoa màu đỏ máu sẫm, lưỡng tính, nhỏ, tụ thành cụm hình trứng, ra hoa suốt mùa hè (từ tháng 7-9), quả nhẵn, màu nâu, hơi bốn cạnh, chứa một hạt. Rễ bò ngẫm dưới đất, màu nâu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Vốn không mọc ở Việt Nam. Nhập trồng nhưng chưa nhiều. Dùng làm thuốc: Toàn cây và rẽ (thu hoạch trước khi cây ra hoa).

Thành phần hoá học

Thành phần chủ yếu trong địa du là tanin, saponosit, flavon. Người xưa, dựa vào màu đỏ của hoa, liên hệ đến tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu, thận, còn dùng trong ỉa chảy, khí hư. Có lẽ chất tanìn là thành phần chủ yếu trong địa du.

Công dụng và liều dùng

Địa du được dùng trong cả đông y và tây y. Táy y dùng tính chất cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa vết loét, khí hư. Y học cổ truyền đánh giá tính chất địa du vị đắng, tính hơi hàn (lạnh), không có độc. Có tính chất mát huyết, cầm máu.

Dùng trong những trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, thấy kinh đau bụng, còn dùng chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ sau khi sinh nở. Ngày uống 5-10g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có địa du

Dùng trong mọi trường hợp băng huyết, cháy máu cam, đi ngoài ra máu. Địa du 7g, a giao 3g, đại táo 50g, cam thảo 2g. Nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây vạn tuế (thiết thụ)

Hiện nay thường dùng lá chữa mọi chứng chảy máu, máu cam, chữa.lỵ, chữa những trường hợp đau nhức như đau dạ dày, đau lưng, đau nhức ở khớp xương.

Cây thiến thảo (thiên căn)

Cây mọc hoang dại ở những vùng núi cao mát nhu Sapa, Nghĩa Lộ, Lai Châu. Người ta đào rẽ vào thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Cây rau ngổ (rau ngổ trâu)

Cây mọc phổ biến trong các ao hồ khắp các tỉnh ở Việt Nam. Còn thấy ở Ấn Độ, Inđônexya, Thái Lan. Thường hái lá non, dùng tươi hay phơi khô làm thuốc.

Bách thảo sương

Bách thảo sương vị cay, tính ôn, vào hai kinh tâm và phế. Có tác dụng cầm máu, giúp sự tiêu hóa và giải độc. Dùng chữa chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Cây mào gà đỏ

Chữa lòi dom, ra máu: sắc cả hoa và hạt mà uống. Ngày uống 8-15g. Có thể phơi khô, tán nhỏ chế thành thuốc viên. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Cây mào gà trắng

Nguồn gốc cây từ phía đông Ấn Độ nhập sang ta từ lâu. Được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh vì cây hoa có dáng đẹp và để lấy hạt làm thuốc.

Cây tam thất (sâm tam thất)

Rễ tam thất có tác dụng làm tăng sức đề kháng của súc vật đối với yếu tố độc hại như liều độc uabain với tim, nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao hoặc quá thấp.

Cây trắc bách diệp (bá tử nhân)

Trắc bách diệp vị đắng, chát, hơi hàn, vào 3 kinh phế, can, đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, thanh huyết phận thấp nhiệt. Chữa thổ huyết, máu cam.

Cây huyết dụ

Nhân dân dùng làm thuốc cầm máu, chữa lỵ, lậu, xích bạch đới. Năm 1961, Bệnh viện Bắc Giang đã dùng trong những trường hợp băng huyết sau khi đẻ vì rò tử cung.

Cây long nha thảo

Có tài liệu cũ nói trong long nha thảo có tanin, có phản ứng phloroiducotanoit, rất ít tính dầu, không có ancaloit, không có glucozit, không có chất béo, có sterol và một đường.

Cây cỏ nến (bồ hoàng)

Cây cỏ nến là một thứ cỏ cao từ 1,50-3m, có thân rễ. Lá dài, hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, hợp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm, nằm trên cùng một trục chung.

Cây nghể (thủy liễu)

Nghể là một loại cỏ mọc hoang, sống hằng năm, có thể cao tới 70-80cm, có nhiều cành. Lá hình mác, có cuống ngắn, dài 4-6cm, rộng 10 - 13mm.

Cỏ nhọ nồi (cỏ mực)

Theo các nhà nghiên cứu trước, trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có sách nói chất ancaloit đó là nicotin.