Campylobacter jejuni (vi khuẩn gây viêm ruột)
Chúng xâm nhập vào người do ăn uống các thức ăn và nước bị nhiễm khuẩn, do tiếp xúc với động vật, chủ yếu là với gia cầm, gia súc.
Giống Campylobacter thuộc họ Spirillaceae, gồm có các loài khác nhau có thể gây bệnh cho người.
Đặc điểm sinh vật học
Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí (micro-aerophile). Mọc được ở 370C nhưng mọc tốt hơn ở 420C, không mọc ở 250C. Thường dùng các môi trường chọn lọc như thạch máu Columbia, thạch máu tryptose để phân lập vi khuẩn. C.jejuni mọc chậm sau 2 - 3 ngày.
Vi khuẩn có Oxydase và Catalase, phân hủy nitrat, không oxy hóa hoặc không lên men các loại đường.
C.jejuni có kháng nguyên O chịu nhiệt được chia thành 23 typ huyết thanh và có kháng nguyên H không chịu nhiệt.
Khả năng gây bệnh
C.jejuni là một tác nhân gây viêm ruột cấp tính thường gặp ở người. Chúng xâm nhập vào người do ăn uống các thức ăn và nước bị nhiễm khuẩn, do tiếp xúc với động vật, chủ yếu là với gia cầm, gia súc.
Thời gian ủ bệnh 2 - 10 ngày. Thể lâm sàng thường gặp là bệnh cảnh của một viêm ruột cấp tính với dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy dữ dội, phân nước có khi có máu và mủ. Có trường hợp xảy ra nhiễm khuẩn huyết. Tiêu chảy do C.jejuni kéo dài 5-10 ngày. Đa số trường hợp khỏi không cần điều trị bằng kháng sinh.
Cơ chế gây bệnh chưa rõ. C.jejuni có độc tố ruột, nhưng có ý kiến cho rằng vi khuẩn này có khả năng xâm nhập giống như Shigella. C.jejuni nhân lên chủ yếu ở hồi tràng và hổng tràng.
Bệnh viêm ruột do C.jejuni xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, gây tiêu chảy cấp ở người, đặc biệt ở trẻ em và ở khách du lịch từ các nước phát triển đến các nước nhiệt đới.
Chẩn đoán vi sinh vật
Chẩn đoán viêm ruột cấp do C.jejuni phải dựa chủ yếu vào phân lập vi khuẩn từ phân của bệnh nhân. Cấy phân vào các môi trường chọn lọc, để ở nhiệt độ 42oC từ 2 - 3 ngày trong khí trường có 5% oxy, 10% cacbonic và 85% nitơ.
Phòng bệnh và điều trị
Chưa có vaccin. Cần chú ý vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống. Kháng sinh chỉ nên dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn huyết hoặc tiêu chảy kéo dài.
Bài mới nhất
Biến đổi hình thái sóng: sóng y xuống lõm sâu (dấu hiệu Friedrich)
Biến đổi hình thái sóng tĩnh mạch cảnh: mất sóng y xuống
Biến đổi hình thái sóng: sóng x xuống lõm sâu
Biến đổi hình thái sóng: mất sóng x xuống
Biến đổi hình thái sóng: sóng v nhô cao
Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a nhô cao
Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a đại bác
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): hình dạng sóng bình thường
Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): Dấu hiệu Kussmaul
Tổn thương Janeway: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Pranstad: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin
Pradaxa: thuốc phòng ngừa huyết khối động mạch tĩnh mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và dấu hiệu dây bạc và dây đồng
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch
Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Permixon: thuốc điều trị rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt
Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Picaroxin: thuốc Ciprofloxacin chỉ định điều trị nhiễm khuẩn
Ozurdex: thuốc điều trị phù hoàng điểm và điều trị viêm màng bồ đào
Oztis: thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp gối nhẹ và trung bình