Bài giảng điều trị sốt rét thể thông thường (Treatment of uncomplicated malaria)

2012-11-03 09:15 PM

Điều trị sốt rét là biện pháp dùng thuốc diệt ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể bệnh nhân để phục hồi sức khoẻ cho người bệnh đồng thời cũng là để cắt sự lây truyền trong cộng đồng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục tiêu và đối tượng điều trị

Mục tiêu:

Điều trị sốt rét là biện pháp dùng thuốc diệt ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể bệnh nhân để phục hồi sức khoẻ cho người bệnh đồng thời cũng là để cắt sự lây truyền trong cộng đồng.

Đối tượng điều trị:

Đối tượng cần được điều trị sốt rét bao gồm:

Những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng điển hình của sốt rét và tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu.

Có biểu hiện lâm sàng sốt rét nhưng chưa tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu và sau khi đã loại trừ sốt do nguyên nhân khác.

Người mang ký sinh trùng lạnh (tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu nhưng không có sốt)

Thuốc sốt rét

Các thuốc có nguồn gốc thực vật:

Quinin: Là Alcaloides  được chiết xuất từ cây quinquina vào năm 1890. Thuốc được sản xuất dưới dạng muói sulfat, chlohydrat, forminat…

Tác dụng: Diệt thể vô tính trong hồng cầu, giao bào non của P.vivax và P.ovale (không diệt thể giao bào của P.falciparum và thể ngủ trong gan)

Dạng bào chế : Dạng viên nén quinine sulfat 300mg hoặc quinine chlohydrat 250mg và 500mg; Dạng ống tiêm bắp thịt sâu hoặc truyền tinh mạch quini đichlohydrrat 500mg.

Artemisinin và các dẫn xuất của cây Quinghaosu (Artemisia annua L): Artemisinin được chiết xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1973. Hiện nay có nhiều thuốc là dẫn xuất của artemisinin như: Artesunat, artemether, dihydroartemisin.

Tác dụng: Diệt nhanh thể vô tính của ký sinh trùng trong hồng cầu. Gần đây còn thấy thuốc có tác dụng ức chế tạo thành giao bào. Ngoài ra artemisinin còn có tác dụng ngăn cản được việc kết dính của các hồng cầu nhiễm ký sinh trùng vào nội mạch, một trong những cơ chế gây sốt rét ác tính.

Dạng bào chế: Dạng viên artemisinin 250mg, artesunat 50mg, đạn artemisinin 100mg, 200mg, 300mg, đạn artesunat 50mg, 100mg; Dạng ống: Artesunat 60mg có thể tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch, ống artemether 100mg tiêm bắp thịt.

Các thuốc tổng hợp:

Nhóm 4 – aminoquinolein: Chloroquin (1945), amodiaquin…

Tác dụng: Diệt thể vô tính trong hồng cầu.

Dạng bào chế: Dạng viên: Chloroquin 100mg, 300mg; Dạng ống: Chloroquin 100mg (2ml).

Nhóm Aryl – amino – alcohols: Mefloquin (1972), halofantrin (1998).

Tác dụng: Diệt thể vô tính trong hồng cầu.

Dạng bào chế : Viên 250mg

Nhóm Antifolic, Antifolinic: Sulfamides, sulfon, pyrimethamin (1951), prroguanin (1948).

Tác dụng: Diệt thể vô tính trong hồng cầu chậm., trong y văn có nói tới tác dụng diệt thể tiền hồng cầu (trong gan) của ký sinh trùng sốt rét.

Dạng bào chế: Viên primaquin diphosphat 7,5mg bazơ (13,5mg)

Nhóm kháng sinh: Cyclines (tetracycline, doxycyclin), Macrolides, Fluoroquinolones.

Tác dụng: Diệt thể vô tính trong hồng cầu yếu, thường kết hợp với các thuốc sốt rét khác.

Chloroquin: Viên 250mg (chứa 150mg bazơ).

Liều lượng: Tổng liều 250mg bazơ / kg thể trọng, chia 3 ngày điều trị.

Ngày 1: 10mg bazơ / kg thể trọng.

Ngày 2: 10mg bazơ / kg thể trọng.

Ngày 3: 5mg bazơ / kg thể trọng. 

Artesunat: Viên 50mg.

Liều lượng: Tổng liều 16mg/kg thể trọng chia 7 ngày điều trị.

Ngày 1: 4mg/kg thể trọng.

Từ ngày 2 – 7 : 2mg/kg thể trọng.

DHA – P (Dihydroartemisinin – piperaquin):

Là thuốc phối hợp, mỗi viên có: 40mg dihydroartemisinin + 320mg piperaquin phosphat.

Viên CV-8:

Là thuốc phối hợp, trong mỗi viên có: Dihydroartemisinin 32mg + piperaquin phosphat 90mg + trimethoprim 90mg + primaquin phosphate 5mg.

Artesunat viên đặt hậu môn: loại 50mg, 100mg.

Liều lượng: Ngày đầu đặt 2 lần, từ ngày 2 – 7 mỗi ngày đặt một lần theo liều:

Tuổi

Liều cho một lần đặt

Ghi chư

< 1

50mg

Không ding cho bệnh nhân ỉa chảy (tiêu chảy).

Khi bệnh nhân tỉnh, có thể uống được, chuyển sang thuốc uống cho đủ 7 ngày

1 – 4

100mg

5 – 14

200mg

≥ 15

300mg

Điều trị sốt rét thể thông thường (chưa có biến chứng)

Lựa chọn thuốc sốt rét

Nhóm bệnh nhân

Sốt rét lâm sàng

Sốt rét do P.falciparum

Sốt rét do P.vivax

Sốt rét nhiễm phối hợp

Dưới 3 tuổi

Dihydroartemisinin – piperaquin* hoặc artesunat

Dihydroartemisinin – piperaquin hoặc artesunat

Chloroquin

Dihydroartemisinin – piperaquin hoặc artesunat

Từ 3 tuổi trở lên

Artesunat hoặc chloroquin  hoặc Dihydroartemisinin – piperaquin

Dihydroartemisinin – piperaquin** hoặc artesunat + primaquin** hoặc CV-8

Chloroquin + primaquin

 

Dihydroartemisinin – piperaquin** hoặc artesunat + primaquin** hoặc CV-8

Phụ nữ có thai dưới 3  tháng

Quinin  hoặc Quinine + clindamycin

Quinin  hoặc Quinine + clindamycin

Chloroquin

Quinin hoặc Quinine + clindamycin

Phụ nữ có thai từ 3 tháng trở lên

Dihydroartemisinin – piperaquin hoặc artesunat**

Dihydroartemisinin – piperaquin hoặc artesunat**

Chloroquin

Dihydroartemisinin – piperaquin hoặc artesunat**

Ghi chú:

Dihydroartemisinin – piperaquin (có biệt dược là CV Artecan, Arterakine…).

Xét nghiệm máu bệnh nhân có giao bào.

Điều trị artesunat nếu không có dihydroartemisinin – piperaquin.

Theo dõi kết quả lâm sàng:

Phải theo dõi chặt chẽ bằng cách lấy nhiệt độ 3 giờ / lần khi bệnh nhân còn sốt. Nếu sau 3 ngày điều trị mà bệnh nhân vẫn sốt hoặc tình trạng xấu đi và còn ký sinh trùng trong máu thì phải thay thuốc. Nếu không còn ký sinh trùng thì phải tìm nguyên nhân khác.

Theo dõi kết quả ký sinh trùng:

Lấy lam xét nghiệm chủng ký sinh trùng và mật độ ký sinh trùng vào ngày bắt đầu điều trị, 2 ngày và 7 ngày sau điều trị để đánh giá hiệu lực của thuốc.

Phân loại đáp ứng điều trị:

Thất bại điều trị sớm: Tới ngày thứ 3 điều trị mà các triệu chứng lâm sàng không giảm hoặc nặng lên và còn ký sinh trùng sốt rét trong máu.

Thất bại điều trị muôn: Từ ngày thứ 4 tới ngày 28, bệnh nhân sốt và có ký sinh trùng sốt rét trở lại.

Khỏi bệnh: Hết sốt và sạch ký sinh trùng sốt rét sau 3 ngày điều trị cho tới ngày thứ 28.

Tiêu chuẩn ra viện:

Hết sốt và hết ký sinh trùng (tốt nhất là ≥ 7 ngày), ăn ngủ bình thường.

Hồng cầu ≥ 3,5 triệu / ml, bạch cầu bình thường.

Chức năng gan, thận bình thường.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng bệnh dịch hạch (Plague)

Dịch hạch (DH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra, lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng.

Bài giảng bệnh dại (Rabies)

Người chỉ thu được miễn dịch sau khi tiêm vacxin đủ liều. Kháng thể trung hòa tồn tại trong nước 3 tháng. Nếu tiêm nhắc lại lần 2 thì kháng thể tồn tại nhiều năm.

Bài giảng bệnh than (Anthrax)

Ở môi trường thạch máu, B. anthracis mầu trắng xám, khuẩn lạc xù xì, không tan máu hoặc tan máu yếu. Ngược lại, ở môi trường giầu CO2 (Natri bicarbonat), khuẩn lạc nhẵn.

Bài giảng bệnh do leptospira (Leptospirosis)

Tổn thư¬ơng gan trong leptospirosis gây triệu chứng vàng da. Nguyên nhân do tổn thư¬ơng mạch máu nuôi dư¬ỡng tế bào gan dẫn đến hoại tử tế bào và do độc tố xoắn khuẩn gây huỷ hồng cầu.

Bài giảng uốn ván (Tetanus)

Những vết thương có tình trạng thiếu ôxy do: Miệng vết thương bị bịt kín, tổ chức bị hoại tử nhiều, thiếu máu, có dị vật ở vết thương, có vi khuẩn gây mủ khác kèm theo.

Bài giảng nhiễm HIV, AIDS

Nhiễm HIV (vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người) và AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một quá trình bệnh lý do một loại vi rút thuộc họ Retroviridae gây ra.

Bài giảng viêm não nhật bản (encephalitis japonica)

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, do virút  viêm não Nhật Bản B  gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng.

Bài giảng sốt do ấu trùng mò (Scrub Typhus Tsutsugamushi)

Sốt do ấu trùng mò (thường được gọi tắt là bệnh sốt mò) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Rickettsia orientalis (hay là R. tsutsugamushi) gây nên; trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò Trombicula.

Bài giảng sốt xuất huyết Dengue (Febris hacmorrhagica Dengue)

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên bênh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti.

Bài giảng sốt rét đái huyết cầu tố

Sốt rét đái huyết cầu tố là một thể bệnh sốt rét nguy kịch do tan vỡ hồng cầu cấp diễn gây nên tình trạng thiếu máu cấp, suy thận cấp, vàng da-niêm mạc và nhiều rối loạn khác.

Bài giảng sốt rét ác tính (Pernicious Falciparum Malaria)

Sốt rét ác tính là một thể sốt rét nguy kịch, do P. falciparum gây ra sự tắc nghẽn các mao  mạch nhỏ của các phủ tạng, đặc biệt là não, dẫn tới rối loạn vi tuần hoàn, mặt khác những rối loạn về đáp ứng miễn dịch.

Bài giảng lâm sàng và chẩn đoán sốt rét thường

Ký sinh trùng sốt rét là một đơn bào, họ Plasmodidae, lớp Protozoa, loài Plasmodium. Có 4 loài ký sinh trùng sốt rét ở người: P. falciparum, P. vivax, P. ovale, P. malariae; riêng P. malariae thấy ở cả những khỉ lớn châu Phi.

Viêm não do ViRut (Viral Encephalitis)

Viêm não virut là một quá trình bệnh lý viêm xảy ra ở tổ chức nhu mô não, do nhiều loại virut có ái lực với tế bào thần kinh gây ra. Đặc điểm lâm sàng đa dạng, nhưng chủ yếu là hội chứng não cấp gây rối loạn ý thức với nhiều mức độ khác nhau.

Bài giảng viêm màng não do vi khuẩn (Bacterial Meningitis)

Do vết thương hoặc phẫu thuật vùng sọ não, cột sống, hoặc do thủ thuật chọc ống sống gây nhiễm khuẩn, Mầm bệnh thường gặp là: Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn mủ xanh.

Bài giảng nhiễm khuẩn do màng não cầu (Meningococcal Infections)

Nhiễm khuẩn do màng não cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do cầu khuẩn màng não (hay màng não cầu) gây ra, có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.

Bài giảng bạch hầu (Diphtheria)

Lứa tuổi dễ mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi chỉ số nhiễm bệnh khoảng 15-20 % ở trẻ chưa có miễn dịch. Trẻ sơ sinh không mắc bệnh do có kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang.

Bài giảng bệnh ho gà (Pertussis)

Vi khuẩn tiết ra nội độc tố (Pertussis toxin) gồm hai loại: Chịu nhiệt và không chịu nhiệt, có yếu tố làm tăng lympho bào (LPF), yếu tố nhạy cảm với histamine (HSF), ngưng kết tố FHA.

Bài giảng bệnh đậu mùa (Variola)

Vi rút đề kháng tốt với dung dịch cồn Ether Phenol Glycerin và nước đá. Nhiệt độ trên 550C và các dung dịch Xanh Methylen, thuốc tím, tia cực tím bất hoạt vi rút đậu mùa nhanh chóng.

Bài giảng thuỷ đậu (Varicella)

Trẻ nhỏ có thể mắc bệnh thuỷ đậu sau khi tiếp xúc với người lớn bị bệnh Herpes Zoster, nhưng người lớn ít khi mắc bệnh Herpes Zoster sau khi tiếp xúc với trẻ em thuỷ đậu.

Bài giảng bệnh quai bị (parotitis epidemica)

Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virut quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em.

Bài giảng bệnh sởi (Rubeola)

Khi mắc bệnh sởi, vi rút kích thích cơ thể sinh kháng thể. Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2-3 sau khi bắt đầu mọc ban và tồn tại lâu dài. Miễn dịch trong sởi là miễn dịch bền vững.

Bài giảng nhiễm virut đường hô hấp cấp

Những năm gần đây, dịch bệnh nhiễm virut đường hô hấp cấp tính nặng (SARS), tỷ lệ tử vong cao, có xu hướng gia tăng và đang là vấn đề thời sự của y tế thế giới.

Bài giảng bệnh cúm (Grippe)

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, do các vi rút cúm A,B,C gây nên. Bệnh khởi phát đột ngột bằng sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân và những dấu hiệu hô hấp, dễ dẫn đến viêm phổi, tỷ lệ tử vong cao.

Bài giảng bệnh bại liệt (Poliomyelitis)

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut bại liệt gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp và đường tiêu hoá. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu là những biểu hiện liệt mềm ngoại vi, không có rối loạn cảm giác kèm theo.

Bài giảng viêm gan virut ác tính (Fulminant Hepatitis)

Cơ chế bệnh sinh của hoại tử gan lan tràn có liên quan đến sự tái Oxy hoá Lipít, các men thuỷ phân Protein của Lysosome, trạng thái miễn dịch và quá trình tự miễn.

Bài giảng viêm gan virut mạn tính (Chronic Viral Hepatitis)

Viêm gan mạn là một trong những hình thái bệnh lý thường gặp ở gan do nhiều nguyên nhân gây ra với biểu hiện viêm và hoại tử ở gan kéo dài ít nhất là 6 tháng.

Bài giảng viêm gan virut cấp (Acute Viral Hepatitis)

Do có nhiều loại virut viêm gan khác nhau, các virut này thuộc các họ virut khác nhau, đường lây khác nhau, khả năng gây bệnh, tiến triển của bệnh v.v... khác nhau.

Bài giảng bệnh tả (Cholera)

Phẩy khuẩn tả được đào thải theo phân ngay từ giai đoạn nung bệnh, nhưng nhiều nhất ở giai đoạn tiêu chảy. Bệnh nhân mắc bệnh tả có thể đào thải 107-108 vi khuẩn/ gram phân..

Bài giảng thương hàn (Typhoid Fever)

Salmonella có sức sống và sức đề kháng tốt. Trong canh trùng, trong đất có thể sống được vài tháng, trong nước thường: 2-3 tuần, trong nước đá: 2-3 tháng, trong phân: vài tuần.

Bài giảng nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn (Alimentary Toxinfection)

Nhiễm khuẩn nhiễm độc ăn uống do ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh. Điển hình là nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella.

Bài giảng bệnh do amip (amebiasis)

Thể hoạt động nhỏ sống trong lòng đại tràng có kích thước dao động 8-25 micromet chuyển động chậm hơn thể hoạt động lớn, trong bào tương không có hồng cầu.

Bài giảng lỵ trực khuẩn (shigellosis)

Các shigella đều có độc ruột( enterotoxin) là ShET-1 và ShET-2 chúng làm thay đổi sự vận chuyển điện giải ở các tế bào niêm mạc đại tràng, gây tăng tiết dịch.

Bài giảng nhiễm khuẩn huyết (septicemia, sepsis)

Nhiễm khuẩn huyết Gram âm thường ổ thứ phát từ đường tiêu hoá, tiết niệu sinh dục, mật, gan, thủ thuật bệnh viện, Catheter, mở khí quản, thẩm phân màng bụng.

Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Introduction to infectious diseases)

Bệnh truyền nhiễm còn gọi là bệnh lây - Là bệnh thường gặp ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm (nhiệt đới). Căn nguyên bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra gọi là mầm bệnh.

Bài giảng viêm màng não do lao (Tuberculous Meningitis)

Ngày nay, nhiều kỹ thuật y học hiện đại như các kỹ thuật ELISA, PCR, CT-scaner... đã được nghiên cứu làm cho chẩn đoán bệnh viêm màng não do lao được chính xác hơn.