Bài giảng sự dậy thì

2014-11-26 03:34 AM

Mặc dầu yếu tố quyết định chính tuổi dậy thì là di truyền, cũng còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu dậy thì và sự phát triển dậy thì như địa dư nơi ở, sự tiếp xúc với ánh sáng, sức khoẻ chung, dinh dưỡng và yếu tố tâm lý.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thời kỳ thơ ấu

Vùng dưới đồi, thuỳ trước tuyến yên và các tuyến sinh dục của thai nhi, của sơ sinh và của trẻ em trước tuổi dậy thì đều có khả năng chê tiêt các hormon tương đương với hàm lượng của người lớn.

Ngay cả trong thời gian còn là thai nhi nằm trong tử cung ở giữa thời kỳ thai nghén, hàm lượng hormon FSH và LH trong huyết thanh đã đạt mức của người lớn nhưng rồi lại giảm đi do các hormon steroid của thai nghén có hồi tác ức chế. Sau khi ra đời, sơ sinh thoát hỏi hồi tác âm tính của estrogen và progesteron của người mẹ nên FSH và LH của sơ sinh tạm thời cao hơn cả của người lớn trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Estradiol cũng tạm thời được chế tiết ngang mức với giữa vòng kinh của người lớn và dẫn tới những đợt phát triến nang noãn và teo nang noãn.

Hồi tác âm nhanh chóng trở lại, các steroid của buồng trứng và các hormon hướng sinh dục giảm và giữ ở mức rất thấp đến 6-8 tuổi. Trong thời gian này, hệ thống vùng dưới đồi - tuyến yên kiếm soát hormon hướng sinh dục, gonadostat (tình trạng kìm hãm tuyến sinh dục) nhạy cảm cao với hồi tác âm của estrogen. Hàm lượng của estradiol trong những năm này thấp quãng ìopg/ml.

Nghiên cứu trên những trường hợp loạn sinh tuyến sinh dục và những trẻ em thiểu năng tuyến sinh dục, người ta thấy gonadostat nhạy gấp 6-15 lần đứng về phương diện gây hồi tác âm so với ngưòi lớn. Vì thế, sự chế tiết hormon hướng sinh dục một phần bị kìm hãm bởi những mức estrogen đặc biệt thấp.

Sự giảm hormon hướng sinh dục ở trẻ em không phải hoàn toàn do có sự nhạy bén với hồi tác âm. Ngay cả trên những trẻ em thiểu năng tuyến sinh dục (có loạn dưỡng tuyến sinh dục), FSH và LH ở vào các tuổi 5-11 cũng tương tự như mức thấp của trẻ bình thường ở cùng lứa tuổi. Bởi vì hormon giải phóng Gn-RH có chút đỉnh kích thích chế tiết FSH và LH ở những đối tượng không có tuyến sinh dục này. Một trung tâm ức chế phi steroid đối với Gn-RH và hormon hướng sinh dục đã tỏ ra có hiệu lực.

Tuy rằng các nồng độ hormon peptid là thấp trong suốt thời kỳ trẻ em và trước dậy thì, sự chế tiết FSH và LH vẫn tỏ ra có nhịp độ. Người ta đã ghi nhận rằng các hormon hướng sinh dục của tuyến yên tuy có tác động ở mức thấp thật nhưng cũng có những đáp ứng vói Gn-RH ngoại lai, mặc dầu ở hàm lượng có thấp hơn so với ở tuổi dậy thì, nhưng cũng có khả năng kích thích tuyến sinh dục chưa chín chế tiết ra những lượng steroid nhỏ nhoi.

Thài kỳ tiền dậy thì

Khi tuổi dậy thì đến gần, có ba thay đổi tới hạn về chức năng nội tiết vi lượng đồng căn (homeostatic). Đó là:

Tăng hoạt động tuyến vỏ thượng thận.

Giảm sự kiềm chế của gonadostat.

Mở rộng dần sự tương tác giữa các peptid với nhau và giữa các peptid với ste- roid dẫn tới tăng hoạt động của tuyến yên.

Tăng hoạt động vỏ thượng thận

Sự mọc lông mu và lông nách là do tăng tiết các hormon nam (androgen) của vỏ thượng thận vào tuôi dậy thì. Giai đoạn này của sự dậy thì được gọi là tăng hoạt động vỏ thượng thận hay giai đoạn mọc lông mu. Cũng có khi mọc lông mu lông nách sớm, nghĩa là chưa có biếu hiện gì khác của phát triển sinh dục. Sự phát triển sớm về vú rất hiếm gặp, nhưng vẫn có thể xảy ra trước khi có những biểu hiện khác về sinh dục.

Tăng hoạt động của vó thượng thận được biểu thị bằng tăng DHA (dehydroepiandrosteron), DHAS (dehydroepiandrosteron sulíat) và androstenedion trong tuần hoàn kèm theo với tăng 17a-hydroxylase và hoạt động 17-20-lyase (enzym 450cl7) tăng dần ở trẻ em lớn 6-7 tuổi đến trưởng thành (13-15 tuổi). Sự chế tiết steroid này đi cùng với sự tăng kích thích và tăng biệt hoá vùng trong (vùng lưới) của vỏ thượng thận.

Thông thường sự tăng hoạt động vỏ thượng thận được bắt đầu 2 năm trước khi có lớn vọt về đường nét cơ thể, trước sự tăng estrogen và hormon hướng sinh dục của dậy thì và kỳ kinh đầu tiên vào giữa tuổi dậy thì. Vì có mối liên quan về thời gian như thế nên hoạt động chế tiết của androgen thượng thận đã được coi như là một sự kiện khởi đầu về phát sinh cá thể trong diễn biến của dậy thì.

Mặc dầu có vẻ hiển nhiên, nhưng củng có những điểm không ăn khớp giữa các cơ chế tăng hoạt động vỏ thượng thận và sự chín muồi Gn-RH - tuyến yên - buồng trứng (gonadarche). Tăng hoạt động sớm của vỏ thượng thận (xuất hiện sớm lông mu và lông nách trước 8 tuổi) không có kèm theo phát triển sớm bất thường về hoạt động sinh dục. Trong trường hợp tăng hormon hướng sinh dục do thiểu năng tuyến sinh dục (loạn sinh tuyến sinh dục) hay trong trường hợp thiểu năng tuyến sinh dục của hội chứng Kalmann, có hiện tượng tăng hoạt động tuyến vỏ thượng thận mà cũng không có tăng hoạt động sinh dục. Khi không có tăng hoạt động vỏ thượng thận như trong trường hợp trẻ em điêu trị bằng cortisol bệnh Addison (thiểu năng tuyến vỏ thượng thận) mà vân có tăng hoạt động sinh dục. Cuối cùng, trong trường hợp dậy thì sớm trước 6 tuổi, tăng hoạt động sinh dục đã sớm hơn tăng hoạt động vỏ thượng thận.

Các hàm lượng androgen của vỏ thượng thận cũng không có liên quan với thay đổi hàm lượng của cortisol và ACTH ở thai nhi, ở tuổi dậy thì và ở tuổi già. Ngoài ra, trong những trường hợp như bệnh mạn tính, stress phẫu thuật, hồi phục sau suy thượng thận và bệnh ngán ăn thần kinh, những thay đối về chế tiết cortisol do ACTH kích thích không đi theo những thay đôi mức độ andro- gen trong huyết tương. Qua đó, sự tăng hoạt động của tuyến vỏ thượng thận có vẻ không chịu sự kiểm soát trực tiếp của các hormon hướng sinh dục hay ACTH. Một yếu tố của tuyến yên kích thích chế tiết androgen vỏ thượng thận được tạo bởi một tiền chất có khối lượng phân tử cao. Đó là proopiomelanocortin (POMC), cũng chứa ACTH và beta-lipotropin, tác động lên ACTH đã được hình thành và duy trì hoạt động tuyến vỏ thượng thận. Chất này đã được coi là chất làm tăng hoạt động của vỏ thượng thận. Tuy nhiên trong một công trình nghiên cứu xác nhận sự bất phù hợp giữa androgen và cortisol thấy trong huyết tương của trẻ em và của người trưởng thành bị bệnh Cushing và các khối u lạc chỗ sinh ACTH. Ai cũng thấy các peptid liên quan với proopiomelanocortin trong đó có ACTH, beta-liptropin đã không có vai trò quyết định trong việc khởi đầu hoạt động của tuyến vỏ thượng thận. Các công trình nghiên cứu đã không chứng minh được mối liên quan giữa sự chế tiết melatonin và tăng hoạt động vỏ thượng thận (adrenarche). Có thể nói những yếu tố ức chế sự tăng hoạt động của tuyến vỏ thượng thận vẫn còn chưa rõ.

Sự kìm hãm của "gonadostat"

Không liên quan với tăng hoạt động của vỏ thượng thận. Là một trong những yếu tố gây tăng hoạt động tuyến sinh dục (gonadarche).

Vào cuối giai đoạn tiền dậy thì, có sự giảm ức chế của hệ thống thần kinh - tuyến yên đối với tuyến sinh dục làm tăng đáp ứng của thuỳ trước tuyến yên đối với Gn- RH. Tuyến yên hoạt động trở lại, các nang noãn đáp ứng vối FSH và LH.

Vào 8 tuổi, nghĩa là vào quãng tuổi từ trẻ em đến tiền dậy thì, FSH và LH bị kìm hãm chế tiết nên đã ở mức rất thấp. Những cơ chế về sự kìm hãm này lên sự chế tiết hormon hướng sinh dục là do cơ chế hồi tác rất nhạy âm ở hàm lượng thấp estrogen của tuyên sinh dục lên vùng dưới đồi và tuyến yên. Đó cũng coi như là ảnh hưởng nội sinh lên Gn-RH khiên các nồng độ của hormon hướng sinh dục bị giảm thấp, ngay cả những trẻ em không có tuyến sinh dục. Những bệnh nhân có loạn dưỡng tuyến sinh dục đã tỏ ra có sự tăng cao đáng kể trong 2-3 tuổi đầu trong đời, sau đó giảm dần và giảm thấp nhất vào 6-8 tuổi. Vào 10-11 tuổi lại tăng trở lại vào tuôi dậy thì. Tuy nhiên, hormon hướng sinh dục lại tăng một trật nữa vào tuôi sau mãn kinh. Sự chế tiết hormon hướng sinh dục cơ sở ở trẻ em không có tuyến sinh dục về chất lượng cũng giống như ở người phụ nữ bình thường.

Trong khi sự ức chế hồi tác âm có thể đóng vai trò quan trọng hơn ở những năm đầu của tuổi trẻ em, sự ức chế nội sinh trung tâm đã trở thành chiếm ưu thế về chức năng ở vào giữa tuổi trẻ em và duy trì tới tận tiền dậy thì.

Sự giảm ức chế thần kinh hay có sự tổn thương ở thần kinh làm mất nguồn ức chế thần kinh đã được coi là bệnh sinh của dậy thì sớm. Do có tổn thương ở thân kinh nên vùng dưới đôi bị chèn ép hay vùng dưới đôi trước bị huỷ hoại. Thế là khởi điểm dậy thì bình thường về tuyến sinh dục là do có hiện tượng trỏ lại của hormon hướng sinh dục. Hormon này được tổng hợp và chế tiết nhờ có sự kết hợp của hai quá trình: giảm ức chế nội sinh đối vối Gn-RH và giảm nhạy đối với hồi tác âm của estrogen.

Người ta còn cho rằng sự chuyển đổi giảm ức chế nội sinh trung tâm là do giảm tiết melatonin bởi tuyến tùng. Ớ những động vật hạ đắng chịu ảnh hưởng của chu kỳ quang học, melatonin của tuyến tùng đã tỏ ra ức chế sự chế tiết của vùng dưới đồi - tuyến yên. Trong khi melatonin có thể đóng vai trò trong dậy thì ở những trường hợp có u tuyến tùng và trong sinh lý bệnh học của dậy thì sớm nguyên nhân trung tâm thì không có bằng cứ nào chứng tỏ vai trò quan trọng trong khởi động dậy thì ở người. Trong hai nghiên cứu lớn về nhịp độ ngày đêm của melatonin trong Huyết thanh ở trẻ em và thành niên (1-18), sự chê tiết me- latonin giảm về ban đêm làm cho nghĩ duy nhất đến khởi động dậy thì, bắt đâu từ tuổi trẻ em ngày càng giảm đến suốt thời gian dậy thì. cắt bỏ tuyến tùng ở loài linh trưởng khong có tuyến sinh dục củng không thể đề phòng được ức chế FSH và LH trong chuyển đổi từ trẻ em đến dậy thì.

Sự nghiên cứu say mê về những yếu tố làm tiêu giảm "gonadostat" có tính quyết định đến thời điểm dậy thì vẫn còn tiếp tục. Những chất peptid liên quan với POMC có vẻ không thay đổi trong thời kỳ chuyển tiếp. Sự biệt hoá cá thể của gen Gn-RH cũng như biểu hiện của nó đã được chứng minh đến hùng hồn ở loài gặm nhấm thì còn cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu trên loài linh trưởng.

Sự thay đổi và mở rộng các mối liên quan qua lại giữa Gn-RH - hormon hướng sinh dục - steroid buồng trứng

Hàm lượng FSH tăng qua các giai đoạn của dậy thì. Cho khỉ Rhesus chưa trưởng thành Gn-RH một cách có nhịp độ sẽ khởi đầu được hoạt động của bộ máy tuyến yên - tuyến sinh dục, hỗ trợ cho Gn-RH nội sinh đóng vai trò chính trong hình thành dậy thì và duy trì dậy thì. Những tác dụng tương tự cũng được chứng minh trên những thiếu nữ tiền dậy thì. Sự chín muồi dậy thì bình thường ỏ phụ nữ cũng kèm theo những thay đổi về bộ mặt của hormon hướng sinh dục đáp ứng với hormon giải phóng của vùng dưới đồi. Ban đầu FSH đáp ứng rõ nét với Gn-RH nhưng rồi giảm đi và hằng định trong suốt thời gian dậy thì. Ngược lại, đáp ứng của LH thì thấp ỏ giai đoạn tiền dậy thì và tăng mạnh mẽ trong thời gian dậy thì. Đó là dựa vào cơ sỏ thấy thông thường FSH tăng ban đầu rồi giữ ngang ở giữa thời gian dậy thì, trong khi LH có xu hướng ngày càng tăng một cách từ từ và đạt ở giai đoạn cuối của dậy thì tới mức như của người lớn. Sự tăng biên độ và tần số các nhịp độ của Gn-RH được coi là yếu tố làm tăng dần đáp ứng chế tiết của FSIÍ và LH. Gn-RH tác động lên các tế bào sinh hormon hướng sinh dục của thuỳ trước tuyến yên, thông qua các thụ thể bề mặt đặc hiệu với Gn-RH. Như thế, các tế bào hormon hướng sinh dục tăng khả năng đáp ứng với Gn-RH, ban đầu là tổng hợp và sau là bài tiết hormon hướng sinh dục. Khi hormon hướng sinh dục được bài tiết, các nang noãn của buồng trứng được kích thích tổng hợp steroid và estrogen được chế tiết tăng lên.

Cơ chế hồi tác hai mặt của estrogen lên thuỳ trước tuyến yên đã được ghi nhận. Đã đủ cơ sở để nói rằng vào giữa tuổi dậy thì, estrogen làm tăng tiết LH, đáp ứng với Gn-RH (hồi tác dương), trong khi kết hợp với inhibin, nó vẫn duy trì tương đối tác dụng ức chế đối với đáp ứng FSH (hồi tác âm).

Trước dậy thì, các nồng độ hormon hướng sinh dục ở mức thấp nhưng vẫn còn có nhịp độ. Ban đầu Gn-RH tăng nhịp độ vào lúc ngủ. LH được giải phóng ở cả hai giới do LH được đáp ứng với Gn-RH nội sinh. Trong những giai đoạn sớm của dậy thì, FSH và LH tăng một cách có nhịp độ vào ban đêm, cả về biên độ và tần số, nhưng chủ yếu là về tần số.

Vào cuối tuôi dậy thì, các nhịp độ tăng ban ngày và giảm ban đêm. Càng gần dậy thì thực sự, sự khác biệt ngày đêm này càng rõ. Với những phương pháp xét nghiệm rất nhạy, người ta có thể phát hiện được sự tăng FSH và LH cả ngày và đêm vào những tháng trước khi bắt đầu sự phát triển của vú.

Nhịp độ LH khi ngủ ở trẻ em bị dậy thì sớm không rõ nguyên nhân, ở bệnh nhân ngán ăn thân kinh vào những giai đoạn trung gian giữa quá phát và hồi phục và ngay cả những bệnh nhân không có tuyến sinh dục, vào tuổi dậy thì, hormon hướng sinh dục của họ đã xuống thấp như trong thời kỳ thơ ấu. Nhịp độ của Gn-RH được duy trì độc lập với hồi tác steroid.

Sự dậy thì

Dòng thác những sự kiện do giải phóng Gn-RH nhịp độ, từ hồi tác trước dậy thì và sự ức chê trung tâm âm tính, nồng độ các hormon hướng sinh dục và các steroid được tăng lên. Từ đó xuất hiện những tính chất sinh dục phụ và chức năng như của người lớn: hành kinh lần đầu tiên và về sau phóng noãn. Trong thời gian từ 10-16 tuôi, những sự kiện nội tiết như ban đâu là những thay đôi nhịp độ LH, tăng lên khi ngủ, về sau chủ yếu là tăng tần số, còn biên độ thì tăng ít hơn, trong suốt 24 giờ trong ngày. Khi đạt độ cao estradiol thì dẫn đến kỳ hành kinh đầu tiên.

Từ giữa tuổi dậy thì đến cuối tuổi dậy thì, hồi tác dương giữa estradiol và LH dẫn đến những vòng kinh có phóng noãn.

Tuổi dậy thì

Mặc dầu yếu tố quyết định chính tuổi dậy thì là di truyền, cũng còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu dậy thì và sự phát triển dậy thì như địa dư nơi ở, sự tiếp xúc với ánh sáng, sức khoẻ chung, dinh dưỡng và yếu tố tâm lý. Thí dụ, đứa trẻ của các gia đình dậy thì sớm thì cũng sẽ dậy thì sớm. Những trẻ ở gần xích đạo, ở độ cao thấp, trẻ ở thành phố và những trẻ có mức béo trung bình có tuổi dậy thì sớm hơn so với những trẻ ở các vĩ tuyến phía Bắc, ở độ cao nhiều so với mặt biển, ở nông thôn và có cân nặng bình thường. Có mối liên quan rõ nét về thời điểm hành kinh lần đầu tiên giữa mẹ và con gái, giữa các chị em với nhau. Có mối liên quan giữa tuổi dậy thì với độ dài thời gian dậy thì, tuổi dậy thì càng sớm thì thời gian dậy thì càng dài.

Tuổi dậy thì giảm thấp ở trẻ em các nước phát triển có dinh dưỡng tốt và điều kiện sống lành mạnh. Người ta thấy cân nặng của cơ the có vẻ không quan trọng bằng độ béo. Frisch khẳng định thể trọng tối thiểu để có hành kinh lần đầu tiên là 47,8kg.

Thật là có lý nếu ta đặt giả thuyết rằng những cơ chế trung ương dẫn tói chín muồi của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng và hoạt động của trục này kích thích sự phát triển cân nặng của cơ thể và thành phần mỡ của cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đã nói lên được mối liên quan giữa khởi động dậy thì và khối mỡ trong cơ thể cũng như sự phân bố của mỡ trong cơ thể. Mặc dầu vậy, sự xác định leptin làm sống lại tầm quan trọng của mối liên quan giữa mỡ trong cơ thể và chức năng sinh sản.

Leptin là một chất peptid được tiết trong mô mỡ và lưu hành trong máu, thuộc họ các protein, tác động lên neuron thần kinh trung ương điều hoà hành vi ăn uống và cán cân năng lượng. Những nhận xét sau đây đã hỗ trợ vai trò của leptin trong sinh lý sinh sản:

Cho leptin, làm nhanh xuất hiện dậy thì của loài gặm nhấm.

Nồng độ leptin tăng ở nam giới trong tuổi dậy thì.

Nồng độ leptin thấp ở những lực sĩ, những bệnh nhân mắc chứng ngán ăn hay dậy thì muộn.

Chuột nhắt cái thiếu leptin vẫn phát triển sinh dục nhưng ở mãi giai đoạn tiền dậy thì và không bao giờ phóng noãn. Nhưng khi cho leptin thì lại có khả năng sinh sản được.

Ở tuổi trẻ em, leptin tăng cho đến khi bắt đàu dậy thì. Điều này làm cho nghĩ tói có một ngưởng leptin dẫn đến bắt đầu dậy thì. Leptin càng có nồng độ cao, tuối bắt đầu hành kinh càng sớm. Những thiếu nữ có dậy thì sớm không rõ nguyên nhân cũng có nồng độ leptin cao. Những mối liên quan nói trên gợi ý có một liên quan giữa hệ thông thân kinh trung ương và mỡ của cơ thê trong quá trình dậy thì và leptin đóng vai trò sứ giả.

Sau dậy thì, nồng độ leptin trở lại như trước dậy thì. Có lẽ do testosteron ức chế. Nồng độ leptin ở nữ cao hơn so với nam giới. Nồng độ leptin giảm xuống khi các giai đoạn dậy thì tiến triển. Như vậy trong quá trình dậy thì có sự tăng nhạy cảm vói leptin.

Các giai đoạn của phát triển dậy thì

Những biểu hiện của dậy thì như tăng độ lớn của cơ thể, phát triển của vú, tăng hoạt động của vỏ thượng thận và hành kinh lần đầu đòi hỏi một thời gian trung bình là 4-5 năm (1,5-6 năm).

Nói chung, dấu hiệu đầu tiên của dậy thì là sự lớn phổng lên, tiếp theo là vú mẩy lên, to ra, núm vú được nâng cao cùng với quầng vú, vú gồ lên như một cái gò.

Hai năm sau tính từ khi bắt đầu mẩy lên của vú, xuất hiện tăng hoạt động của vỏ thượng thận và xuất hiện lông nách. Khoảng 20% các trường hợp có phát triển sớm lông mu và coi đó là dấu hiệu đầu tiên của dậy thì. Hành kinh lần đầu tiên là dấu hiệu xuất hiện muộn, xảy ra sau phát triển của cơ thể đạt độ cao.

Sự phát triển độ lớn

Một em gái trưởng thành có đỉnh cao về phát triển cơ thể sớm hơn 3 năm so với một em trai và sau môi năm tốc độ cao tăng lên gấp đôi, đạt 6-1 lcm. Trung bình một em gái đạt đỉnh cao độ lớn vào hai năm trước khi nỗi gồ vú và một năm trước khi hành kinh lân đâu. Thực tế đã gợi ý rằng sự tăng phát triển độ lớn là

do estrogen và do sự kết hợp với sự tăng hormon tăng trưởng và yếu tố tăng trưởng I giống insulin (IGF-I, insulin-like grovvth factor-I). Androgen của vỏ thượng thận không đóng vai trò ở đây vì trên những bệnh nhân bị bệnh Addison vẫn có phát triển bình thường về độ lỏn.

Nghiên cứu trên những người lùn châu Phi, người ta thấy yếu tố chính làm phát triển dậy thì bình thường là IGF-I. Hormon tăng trưởng phát huy tác dụng qua chất trung gian được sản sinh tại chỗ, đó là yếu tố tăng trưởng I giống insulin (IGF-I). Thêm vào đó, hormon tăng trưởng có thể trực tiếp kích thích phát triển sụn đầu xương. Sự phát triến bình thường của tuổi dậy thì đòi hỏi có sự phối hợp tác dụng của hormon tăng trưởng, yếu tố tăng trưởng I giống insulin và steroid sinh dục.

Sự tăng IGF-I ở tuổi dậy thì có liên quan với sự phát triển sinh dục và là kết quả của sự tác động qua lại giữa các steroid sinh dục và hormon tăng trưởng. Đặc biệt, sự tăng steroid sinh dục làm tăng hormon tăng trưởng. Hormon này lại kích thích sản sinh IGF-I. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng steroid sinh dục có thể tác dụng trực tiếp lên phát triển xương, độc lập với hormon tăng trưởng. Thế là những người lùn kiểu Laron - có thiếu sót di truyền về thụ thể hormon tăng trưởng và không thể kích thích được sự sản sinh ra yếu tố tăng trưởng I giống insulin - mà vẫn đạt được độ lớn vào tuối dậy thì do đã đáp ứng với các steroid sinh dục. Tuy nhiên, tốc độ phát triển độ lớn bình thường ở tuổi dậy thì đòi hỏi có sự kết hợp tác dụng của steroid sinh dục và hormon tăng trưởng. Các steroid sinh dục cũng hạn chế độ cao của cơ thế do kích thích đóng các dầu xương dài. Chất steroid sinh dục chính tham gia vào sự lớn của cơ thế ở tuổi dậy thì có lẽ là estrogen, cho cả nam và nữ. Đối với nam thì estrogen bắt nguồn từ sự thơm hoá androgen mà thành.

Chất hormon được tuyến yên sản sinh nhiều nhất là hormon tăng trưởng. Bên cạnh sự kích thích của IGF-I lên sụn, hormon tăng trưởng cũng kích thích sản sinh IGF-I tại một số mô ở khắp cơ thể, đặc biệt tại gan, nguồn chính của IGF-I lưu hành. Sự sản sinh chất protein mang IGF-I (IGFP-I, insulin-like grovvth fac- tor binding protein-I) được điều hoà bởi insulin. Nồng độ IGFP-I giảm trong dậy thì do tăng tương đối insulin trong máu xảy ra trong dậy thì đáp ứng với tình trạng tăng đối kháng insulin. Sự thay đổi này làm cho hoạt động của IGF-I tăng lên. Đây là một yếu tố trung gian quan trọng của phát triển.

Cũng như hormon hướng sinh dục, hormon tăng trưởng được chế tiết theo nhịp đô và vào tuổi dậy thì, biên độ của các nhịp đã tăng lên, đặc biệt trong khi ngủ. Do đó, ngủ là điều kiện quan trọng giúp cho cơ thê lớn lên. Tuôi có biên độ lớn của nhịp là tuổi có độ phát triển cơ thể nhanh. Đáp ứng phát triển, đối với hormon tăng trưởng là sự tăng biên độ của nhịp chứ không phải là sự tăng trị số cơ bản. Những trẻ chậm lớn, có nhịp độ nhỏ của hormon tăng trưởng. Nhịp độ chế tiết hormon tăng trưởng được điều hoà bởi sự kích thích của hormon giải phóng tăng trưởng và sự ức chế hormon giải phóng ức chế somatropin. Cả hai chất trên được chuyển từ các nhân của vùng dưới đồi qua hệ mạch gánh xuống tuyến yên. Cơ chế này chịu ảnh hưởng của những hàm lượng khác nhau của estrogen và androgen.

Trước dậy thì, các hormon steroid sinh dục không tham gia với hormon tăng trưởng vì nồng độ của chúng thấp. Tuy nhiên, vào tuổi dậy thì, hoạt động chế tiết của hormon tăng trưởng độc lập với hormon steroid sinh dục. Việc chế tiết hormon tăng trưởng phải rất nhạy với tác dụng kích thích của estrogen vì hormon tăng trưởng trước bất cứ dấu hiệu nào của phát triển sinh dục.

Nồng độ estrogen đòi hỏi để kích thích phát triển vỏ các xương dài là nhỏ. Liều 100 nanogam estradiol/kg cơ thế làm tăng biên độ của các nhịp chế tiết và tạo sự lớn cực đại đối với những người không có tuyến sinh dục. Những liều này chưa đủ đế kích thích vú mấy, sừng hoá biếu mô âm đạo hoặc tăng globulin mang hormon sinh dục. Tác dụng của các liều thấp estrogen nói trên đã là chắc chắn, vì các em gái đã đạt tốc độ phát triển chiều cao sớm trong tuổi dậy thì với hàm lượng estradiol trong huyết thanh là 20pg/ml, nghĩa là chỉ bằng 1/6 của người lớn. Hơn nữa, ở liều thấp, estrogen kích thích chế tiết IGF-I, trong khi ở liều cao thì ức chế chế tiết IGF-I.

Estrogen là một hormon cốt lõi cho cả nam và nữ. Đối với nam giới, nếu suy giảm chức năng men thơm hoá (aromatase), sẽ thiếu estrogen, cơ thể phát triển chậm và mật độ xương giảm. Phân tích về sự giảm testosteron và estrogen trong tuần hoàn của người già, người ta thấy lượng hormon có giá trị sinh học lưu hành trong máu là estrogen, chất chỉ điểm hằng định nhất của mật độ xương ở đàn ông cũng như ở đàn bà.

Đối với đàn ông, androgen và estrogen cả hai đều cần thiết để đạt được khối lượng xương cần thiết.

Loãng xương và gãy xương sống ít gặp ở người da đen hơn so vói người da trắng. Đó là do nòi giống quyết định. Mật độ xương sống tăng nhanh và tăng có ý nghĩa trong tuổi dậy thì. Sự tăng mật độ xương ở tuổi dậy thì đạt 10-20%, đảm bảo một tích luỹ xương cho 10-20 năm phòng chống loãng xương. Bồi phụ calci trong tuôi truởng thành cũng giúp tăng mật độ xương và khối lượng xương một cách có ý nghĩa trong phòng chống loãng xương. Những người có kinh nguyệt bât thường cân phải được xác định xem có phải do thiếu estrogen không. Nếu do thiếu estrogen thì phải điều trị. Ảnh hưởng của steroid sinh dục lên khối lượng xương làm khối lượng xương tăng, tích tụ chủ yếu ở xương hông và các đốt sống của phụ nữ vào những năm tiếp sau kỳ hành kinh đầu tiên (11-14 tuổi) và vào cuối tuổi truởng thành (18 tuổi) là rất quan trọng.

Những phong cách sống và tình trạng dinh dưỡng của người mẹ trước khi sinh và của trẻ sau khi sinh đóng vai trò có ý nghĩa giúp cho trẻ cao hơn, nặng hơn và chín muồi hơn. Những nghiên cứu trên trẻ sinh đôi cho thấy nếu môi trường xung quanh là thích hợp thì tuôi hành kinh lân đâu sớm hay muộn là do di truyền quyết định.

Tuổi hành kinh lần đầu ở Mỹ là 9,1-17,7, trung bình là 12,8 tuổi. Theo các tài liệu cố điển, tuối hành kinh đầu tiên là 13-16 tuổi. Dấu hiệu cuối cùng về nội tiết dậy thì là sự phát trien dương tính của hồi tác estrogen lên vùng dưới đồi và tuyến yên. Hồi tác này kích thích tạo đỉnh LH vào giữa vòng kinh dẫn đến phóng noãn. Những vòng kinh đầu tiên thường không phóng noãn, không đều và hay ra nhiều huyết. Hiện tượng không phóng noãn kéo dài tới 12-18 tháng kể từ kỳ hành kinh đầu tiên. Nhưng người ta cũng thấy có trường hợp có thai trước khi hành kinh lần đầu. Tần số phóng noãn tăng lên khi dậy thì tiến triển. Tuy nhiên có tới 25-50% nữ thanh niên không phóng noãn trong 4 năm đâu kê từ kỳ hành kinh đầu tiên.

Tóm tắt những sự kiện của dậy thì

Sự dậy thì là kết quả tiếp theo của những bước chín muồi. Hệ thống vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục biệt hoá và hoạt động trong suốt quãng thời gian sống của thai và trẻ nhỏ. Sau đó nó bị kìm hãm làm cho hoạt động giảm thấp trong suốt tuổi trẻ em do có sự phối hợp của hai sự kiện: tăng nhạy của gonadostat đối với hồi tác âm estrogen và ức chế nội sinh hệ thống thần kinh trung ương. Tất cả những phần nằm dưới Gn-RH, tức là dưới hệ thần kinh trung ương đều có khả năng đáp ứng ở mọi lứa tuối.

Sau một thập kỷ thiểu năng chức phận Gn-RH tính từ tuổi trẻ em lớn đến tuổi dậy thì, sự chế tiết Gn-RH lại được xúc tiến trở lại (hoạt động trở lại của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng) và dẫn tói bắt đầu hoạt động của tuyến sinh dục.

Nếu sự chèn ép hoạt động nội sinh hệ thống thần kinh trung ương kéo dài hoặc có sự bất lực đáp ứng của bất cứ thành phần nào ở dưới thì sẽ dẫn đến điều trị muộn hay không dậy thì.

Tóm lại

FSH và LH tăng chút đỉnh vào trước 10 tuổi và tiếp theo là tăng estradiol. Tăng nhịp độ'LH ban đầu chỉ gặp khi ngủ, về sau lan dần sang cả ban ngày. Ở người lớn, các nhịp cách nhau khoảng 1,5-2 giờ.

Estrogen của tuyến sinh dục tăng do gonadarche (tăng hoạt động của tuyến sinh dục), vú phát triển, phân bố mỡ theo kiêu nữ, phát triên âm đạo và tử cung. Phát triển nhanh cột sống là kết quả của chế tiết hormon đầu tiên của tuyến sinh dục ở mức thấp, làm tăng tiết hormon tăng trưởng. Khi hormon tăng trưởng tăng tiết thì lại kích thích chế tiết IGF-I.

3/ Androgen của tuyến vỏ thượng thận do tăng hoạt động của tuyến vỏ thượng thận và androgen của tuyến sinh dục ở mức thấp hơn, làm mọc lông mu và lông nách. Sự tăng hoạt động của tuyến vỏ thượng thận (adrenarche) dù ở mức độ thấp bao giờ cũng cố vai trò trong phát triển cột sống. Trong khi tạm thời có liên quan với gonadarche, adrenarche vẫn độc lập, không liên quan về chức năng hoạt động.

Vào giữa tuổi dậy thì, estrogen của tuyến sinh dục được chế tiết đầy đủ làm phát triển nội mạc tử cung và gây ra kỳ hành kinh đầu tiên.

Sau kỳ hành kinh đầu tiên, nhiều vòng kinh tiếp theo không phóng noãn. Tới khi có đáp ứng đầy đủ với estrogen, LH tăng tiết đạt được đỉnh cao và dẫn đến phóng noãn. Sự kiện này xảy ra vào giai đoạn cuối của tuổi dậy thì.

Phân giai đoạn dậy thì theo Tanner

Giai đoạn

Lông mu

Giai đoạn 1 (tiền dậy thì)

Chỉ nổi các gai

Không có lông mu

Giai đoạn 2

Hơi nổi gồ vú và các gai, quầng vú rộng ra. Trung bình 9,8 tuổi

Thưa và mảnh, nhạt màu chủ yếu ở dọc môi lớn

Giai đoạn 3

Vú nhô hơn, không phân biệt được vú quầng vú. Trung bình 11,2 tuổi

Thẫm màu, thô cứng, có thể xoăn, lác đác trên mu Trung bình: 11,4 tuổi

Giai đoạn 4

Quầng vú nổi gồ, gai nổi gồ ở trên vú Trung bình 12,1 tuổi

Lông kiểu người lớn, nhiều nhưng giới hạn ở trên mu Trung bình: 12,0 tuổi

Giai đoạn 5

Quầng vú giảm gồ, cùng mặt phẳng với bầu vú. Trung bình: 14,6 tuổi

Lông kiểu người lớn tăng về lượng Trung bình: 13,7 tuổi

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng các biện pháp tránh thai áp dụng cho nữ giới

Ngoài vấn đề hiệu quả tránh thai cao, các phương pháp tránh thai còn phải không ảnh hưởng đến người sử dụng và được chấp nhận sử dụng một cách rộng rãi.

Bài giảng các biện pháp tránh thai áp dụng cho nam giới

Vai trò của nhân viên y tế là cung cấp cho khách hàng mọi thông tin về những thuận lợi, bất lợi cũng như cách sử dụng của mỗi phương pháp

Bài giảng sự tiết sữa và cho trẻ bú

Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đó vài ngày.

Bài giảng vệ sinh kinh nguyệt

Người ta thường nói, kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khoẻ người phụ nữ, do đó khi có kinh nguyệt, cần phải giữ vệ sinh cần thiết để cơ thể được sạch sẽ và tránh mắc các bệnh đường sinh dục.

Bài giảng vệ sinh thai nghén

Tình trạng thai nghén là tình trạng sinh lý không ổn định, dễ chuyển sang bệnh lý. Trong khi có thai sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi, nên có thể mắc một số bệnh. Bởi vậy, nếu lúc bình thường phải giữ những điều vệ sinh nhất định.

Bài giảng nhiễm độc thai nghén ba tháng cuối thai kỳ

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý do thai nghén gây ra trong ba tháng cuối thai kỳ gồm ba triệu chứng chính: phù, tăng huyết áp và protein niệu.

Bài giảng nhiễm độc thai nghén (ốm nghén) ba tháng đầu thai kỳ

Những thai phụ có những tổn thương cũ ở đường tiêu hoá như: viêm ruột thừa, bệnh đường mật, viêm loét dạ dày tá tráng, khi có thai dễ gây ra phản xạ nôn và nôn.

Bài giảng tiền sản giật

Tiền sản giật là giai đoạn quá độ từ nhiễm độc thai nghén biến chứng thành sản giật. Giai đoạn tiền sản giật có thể diễn biến khoảng vài giờ, vài ngày, vài tuần, tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh; cũng có thể thoáng qua gần như bỏ qua giai đoạn này.

Bài giảng sinh lý phụ khoa

Sinh lý phụ khoa nghiên cứu tất cả những vấn đổ có liên quan đến những thay đổi về tính chất sinh dục và hoạt động sinh dục của người phụ nữ, chủ yếu là những hoạt động của bộ phận sinh dục nữ.

Sử dụng một số hormon trong sản phụ khoa

Trong trường hợp u xơ tử cung chưa muốn chỉ định mổ vì nhu cầu sinh sản, có thể dùng teslosteron propionat 25mg tiêm bắp thịt mỗi tuần. Kinh nguyệt có thể trở lại bình thường và khả năng sinh sản vẫn được duy trì

Sử dụng progestin trong sản phụ khoa

Đế giúp phát triển và tăng hoạt động sinh lý của tử cung cũng như của niêm mạc tử cung, người ta hay dùng các progestin tự nhiên như progesteron, hoặc gần giống tự nhiên như 17-hydroxyprogesteron.

Sử dụng Estrogen trong phụ khoa

Sử dụng hormon trong phụ khoa cũng như sử dụng hormon trong các chuyên ngành khác, nhằm thay thế các honnon đang bị thiếu, kích thích các tuyến nội tiết khi cần chúng hoạt động tốt hơn.

Bài giảng vòng kinh không phóng noãn

Vòng kinh không phóng noãn hay gặp vào tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh. Vào tuổi dậy thì, vùng dưới đồi chưa chế tiết đầy đủ Gn-RH nên tuyến yên chế tiết không đầy đủ FSH.

Bài giảng đau bụng kinh (thống kinh)

Thống kinh là hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định.

Bài giảng rong kinh rong huyết tuổi sinh đẻ

Kinh nhiều so với kinh nguyệt bình thường, hay kèm theo với rong kinh. Nếu huyết ra nhiều quá, trên 200ml/ngày, ảnh hưởng tới toàn trạng, mạch nhanh, huyết áp tụt thì gọi là băng kinh.

Bài giảng rong kinh rong huyết tiền mãn kinh

Nhiều khi gọi tắt là rong kinh tiền mãn kinh. Thực ra, có thể ban đầu là rong kinh, về sau huyết ra kéo dài, chảy máu không còn theo cơ chế kinh nguyệt nữa mà do thương tổn (viêm) ở niêm mạc tử cung và là rong huyết.

Bài giảng rong kinh rong huyết

Rong kinh rong huyết tuổi trẻ (metropathia juvenilis). Thường quen gọi là rong kinh dậy thì vì thông thường hay gặp vào tuổi dậy thì, cơ chế chảy máu của kinh nguyệt, ra máu kéo dài, máu nhiều và tươi, hay bị đi bị lại.

Bài giảng vô kinh (không hành kinh)

Theo định nghĩa, vô kinh là hiện tượng không hành kinh qua một thời gian quy định. Thời gian ấy là 18 tuổi đối với vô kinh nguyên phát, là 3 tháng nếu đã từng hành kinh đều, hoặc 6 tháng nếu đã từng hành kinh không đều trong tiền sử, đối với vô kinh thứ phát.

Bài giảng viêm sinh dục

Viêm sinh dục có lầm quan trong trong bệnh lý phụ khoa vì nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của người phụ nữ.

Bài giảng ung thư buồng trứng và khối u biểu bì

Cho đến nay, người ta chưa biết rõ nguyên nhân, tuy vậy những yêu tố như ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất asbcstos, và bột talc là hai chất hoá học công nghiệp.

Bài giảng khối u tế bào mầm

Khối u tế bào mầm chiếm tỷ lệ khoảng 15 - 20% của tất cả các loại khối u buồng trứng, là loại khối u có nguồn gốc từ tế bào mầm. Khối u tế bào mầm thường gạp ở người trẻ tuổi, thường gặp dưới 20 tuổi.

Bài giảng khối u đệm buồng trứng

Khối u đệm buồng trứng thường là lành tính, hoặc độ ác tính thấp. Khoảng 50% khối u đệm buồng trứng là không có hoạt động nội tiết và hàu hết khối u đệm buồng trứng là u tế bào hạt (granualosa cell tumors).

Bài giảng đẻ khó do khung chậu

Để đánh giá mức độ méo của khung chậu hẹp không đối xứng người ta phải dựa vào trám Michaelis. Trám Michaelis được giới hạn trên là gai đốt sống thắt lưng 5.

Bài giảng ngôi vai trong sản khoa

Ngôi vai không có cơ chế đẻ nếu thai đủ tháng. Nhưng nếu thai quá nhỏ hoặc thai chết khi còn non tháng, khung chậu rộng, thai nhi có thể đẩy ra ngoài.

Bài giảng ngôi trán trong sản khoa

Ngôi trán chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Nếu ngôi trán còn cao lỏng có thể tiến triển cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hay ngửa thêm đê trở thành ngôi mặt.

Bài giảng ngôi thóp trước trong sản khoa

Ngôi thóp trước là ngôi đầu hơi ngửa, ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Người ta cũng coi ngôi thóp trước là một loại ngôi trán sờ thấy thóp trước, ngôi trán hơi cúi. Tiên lượng và cách xử trí gần giống ngôi trán.

Bài giảng ngôi ngang trong sản khoa

Khái niệm ngôi ngang được đặt ra ở những tháng cuối của thai nghén hay khi chuyển dạ. Trong ngôi ngang các cực của thai không trình diện trước eo trên mà là các phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng.

Bài giảng ngôi mông trong sản khoa

Trong hai quý đầu của thai kỳ, đầu thai nhi to hơn mông nên đầu thai thường nằm phía đáy tử cung. Sang quý III, mông thai nhi phát triển nhanh và to hơn đầu.

Bài giảng ngôi mặt trong sản khoa

Ngôi mặt là ngôi đầu ngửa hẳn, mặt trình diện trước eo trên. Mốc của ngôi là cằm. Ngôi mặt là ngôi đẻ khó hơn ngôi chỏm. Ngôi mặt kiểu thế trước dễ đẻ hơn ngôi mặt kiểu thế sau, nhưng chỉ có một kiểu sổ là cằm vệ, cằm cùng không sổ được.

Bài giảng đa thai (nhiều thai)

Tỉ lệ sinh đôi một noãn tương đối hằng định trên toàn thế giới, không phụ thuộc vào chủng tộc, di truyền, tuổi và số lần đẻ. Ngược lại, tỉ lệ sinh đôi hai noãn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố.

Bài giảng giác hút sản khoa

Trên thế giới việc đánh giá lợi ích và tác dụng của giác hút có nhiều điểm khác nhau, nên tình hình sử dụng cũng khác nhau. Ớ Bắc Mỹ giác hút ít được sử dụng.

Bài giảng forcefs sản khoa

Forcefs bao gồm hai cành tách biệt nhau gọi là cành trái và cành phải và gọi là cành trái hay cành phải tuỳ thuộc nó sẽ được đặt vào bên trái hay bên phải của người mẹ.

Bài giảng ối vỡ sớm, ối vỡ non

Quan điểm về ối vỡ sớm trước tuần 37 vẫn đang còn tranh cãi. Ở nhiều nước trên thế giói quan niệm ối vỡ non hay ối vỡ sớm chỉ là một và được định nghĩa ối vỡ là rách màng ối.

Bài giảng choáng (sốc) trong sản khoa

Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng ối gây rối loạn chuyến hoá của tế bào tổ chức gây choáng và khả năng sử dụng oxy tế bào giảm nặng do màng tế bào bị tổn thương.

Những điểm đặc biệt khi tư vấn cho phụ nữ về HIV

Nên khuyên người phụ nữ xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai. Nhấn mạnh ý nghĩa của khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu họ có thai và nhiễm HIV.

Tư vấn cho người nhiễm HIV

Nhiệm vụ chủ yếu của người tư vấn trong giai đoạn này là hỗ trợ cho người nhiễm HIV đương đầu và tiếp tục sống vối bệnh tật một cách có ích. Neu có thế.

Tư vấn xét nghiệm HIV, AIDS ở phụ nữ có thai

Về nguyên tắc, tư vấn HIV/AIDS là tư vấn riêng biệt. Tuy nhiên, riêng tư vấn trước xét nghiệm có thế được lồng ghép một phần với giáo dục - truyền thông cho từng nhóm nhỏ.

Bài giảng tư vấn HIV, AIDS cho phụ nữ mang thai

Tư vấn không phải là dạy dỗ, khuyên bảo, mà là một quá trình trong đó người tư vân tìm hiêu và giúp người được tư vân tìm hiêu hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình để giúp cho họ tìm hiểu khả năng và nhu cầu của bản thân, tự tin vào chính mình.

Bài giảng thăm dò trong phụ khoa

Trong dịch âm đạo có các tế bào biếu mô của âm đạo đã bong, có trực khuẩn Doderlein giúp cho sự chuyển glycogen thành acid lactic có tác dụng bảo vệ âm đạo.

Bài giảng u tuyến vú và thai nghén

Nang tuyến vú là một hình thái của loạn dưỡng nang tuyến vú, là do giãn các ống sữa tạo thành, kích thước của nang có thể từ vài milimet cho tới 1 - 2cm và nhiều nang.

Bài giảng u nang buồng trứng và thai nghén

Khi bị xoắn, triệu chứng như xoắn cuống nang của khối u buồng trứng ỏ ngoài thời kỳ thai nghén, gây nên hội chứng cấp cứu bụng ngoại khoa và phải xử trí cấp cứu.

Bài giảng ung thư buồng trứng và thai nghén

Ung thư buồng trứng đối và thai nghén hiếm gặp do những tổn thương tại buồng trứng không gây có thai được. Sự chẩn đoán sớm thường khó khăn. Bệnh chỉ được phát hiện khi mổ lấy thai hoặc có biến chứng phải mổ cấp cứu.

Bài giảng u xơ tử cung và thai nghén

Xoắn cuống nhân xơ: cũng có thể gặp trong những trường hợp u xơ dưới phúc mạc. Triệu chứng xoắn cuống nhân xơ giống như xoắn cuống của u nang buồng trứng.

Bài giảng ung thư tử cung, cổ tử cung và thai nghén

Ung thư thân tử cung bắt nguồn từ lốp cơ của tử cung nhưng cũng tác động đến môi trường buồng tử cung cũng như khi khối u phát triển sẽ chèn ép

Bài giảng chẩn đoán dị dạng trước sinh

Trong gia đình có người bị mắc bệnh di truyền, đặc biệt lưu ý các bệnh di truyền liên quan đến giới tính, bệnh lý chuyển hoá và một số tình trạng thiếu hụt miễn dịch di truyền.

Bài giảng triệt sản nam nữ

Phương pháp tránh thai bằng phẫu thuật có thể áp dụng cho nữ giới hoặc cho nam giới. Cho đến nay nói chung triệt sản vẫn được coi là phương pháp tránh thai vinh viễn, không hồi phục.

Bài giảng dụng cụ tử cung (vòng tránh thai)

Dụng cụ tử cung còn gọi là vòng tránh thai được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta. dụng cụ tử cung làm bằng chất dẻo, có chứa muối barium, vì vậy cản quang với tia X.

Bài giảng biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Không giao hợp khi người phụ nữ có chất nhầy trong âm đạo, đưa hai ngón tay vào âm đạo thấy có chất nhầy ở giữa hai ngón tay cho đến 4 ngày sau khi hết chất nhầy ẩm ướt.

Bài giảng sử dụng thuốc trong thời kỳ có thai

Nguy cơ của thuốc là khác nhau, tuỳ theo giai đoạn thai nghén. Nguy cơ gây dị dạng, gây độc cho thai và gây ung thư là những nguy cơ chủ yếu trong 3 tháng đầu.

Bài giảng sử dụng Vaccin trong khi có thai

Đối với vaccin virus sống, người ta khuyên không dùng khi có thai, nhưng cũng chưa bao giờ thấy các vaccin này gây ra dị dạng thai kể cả dùng khi mới có thai. Do vậy nếu tình cờ đã dùng các loại vaccin này thì cũng không có chỉ định phá thai.

Bài giảng tia xạ và thai nghén

Giai đoạn sắp xếp tổ chức: giai đoạn này có thể kéo dài đến 12 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn đầy kịch tính, thai vô cùng nhạy cảm với tia X

Bài giảng gây mê gây tê cho mổ lấy thai

Thai nghén làm cơ thể mẹ có những thay đổi quan trọng nhằm thích nghi với điều kiện sinh lý mới. Những thay đổi này liên quan đến các hormon, sự tiến triển của tử cung có thai và tăng nhu cầu của chuyển hoá.

Bài giảng phương pháp hỗ trợ sinh sản

Hỗ trợ sinh sản là một thuật ngữ nói chung bao gồm những kỹ thuật y học mới, được sử dụng trong điều trị vô sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hỗ trợ sinh sản là một trong những tiến bộ kỳ diệu của y học trong 30 năm trỏ lại đây.

Bài giảng bệnh lành tính của vú

Các bệnh về vú thường gặp trong phụ khoa phát hiện và khám chữa bệnh thường muộn. Nêu người phụ nữ tự phát hiện được và điều trị sớm thì kết quả tốt.

Bài giảng ung thư vú (Breast cancer)

Đặc biệt ung thư vú liên quan chặt chẽ với tiền sử gia đình: nguy cơ mắc bệnh ở những phụ nữ có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh cao hơn 9 lần so với thông thường.

Bài giảng dị dạng sinh dục

Sự biệt hoá cơ quan sinh dục củng là một phần biệt hoá của cơ quan tiêt niệu cho phép giải thích và phân loại các dị dạng sinh dục. Tuần thứ 3 - 17 thai nhi sau khi biệt hoá đường tiết niệu hoàn toàn sẽ bắt đầu biệt hoá đường sinh dục. Tính cả hai quá trình này có thể chia làm 4 giai đoạn:

Bài giảng lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là trường hợp khi có mặt tổ chức tuyến, đệm hay tổ chức giống nội mạc tử cung ở ngoài buồng tử cung. Hình ảnh lạc nội mạc tử cung rất đa dạng. Có thể ở trong phúc mạc hay ngoài phúc mạc.

Bài giảng loạn dưỡng âm hộ và ung thư trong biểu mô

Tỉ lệ carcinoma tại chỗ của âm hộ ngày một tăng lên và dần có khuynh hướng phát hiện trên những phụ nữ trẻ đặc biệt trong lứa tuôi sinh đẻ

Bài giảng ung thư âm hộ

Âm hộ và vùng bẹn bản chất tự nhiên ẩm ướt đó là điều kiện thuận lợi để hấp thu những chất ngoại lai qua da vùng âm hộ, mức độ hấp thu phụ thuộc vào tình trạng ẩm ướt.

Bài giảng Sarcoma tử cung

Sarcoma tử cung thì hiếm, chỉ chiếm 1-3% các trường hợp ung thư tử cung, tuy nhiên mức độ nguy hiêm và tái phát cao, thậm chí ngay cả khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, chỉ giới hạn ở tử cung, khiến nó trở thành một trong số những bệnh ác tính trầm trọng nhất trong phụ khoa.

Chăm sóc trẻ nhẹ cân non tháng

Một thế kỷ trước đây, ngay cả ở châu Âu, trẻ nhẹ cân và thiếu tháng cũng không có cơ hội để sống, cái chết của trẻ thấp cân và đẻ non luôn là nỗi đau vô hạn đối với người mẹ và gia đình.

Nhiễm trùng da và niêm mạc sơ sinh

Nói chung hệ thống miễn dịch của trẻ đã hình thành từ tháng thứ hai bào thai, nhưng cho đến khi ra đời ngay đối vói trẻ đủ tháng thì hệ thống miễn dịch, các chức năng sinh học khác của trẻ vẫn còn chưa phát triển đầy đủ.

Nhiễm khuẩn rốn trẻ sơ sinh

Bình thường sau teo thành dây chằng tròn dưới gan, khi viêm ta thây nôi ro tuần hoàn bàng hệ trên rốn, kèm theo trướng bụng, gan lách to dê đưa tới nhiễm trùng máu, viêm phúc mạc, áp xe gan

Bài giảng uốn ván rốn

Uốn ván rốn là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do trực khuẩn Clostridium tetani, gram (+) gây ra, là loại bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển, có tỉ lệ tử vong cao (34-50%) tuỳ từng thông báo của từng nước.

Hội chứng vàng da trẻ sơ sinh

Vàng da là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, vàng da do có sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu, da nhìn thấy màu vàng khi lượng bilirubin trên 2mg% ở người lớn và trên 7mg% ở trẻ sơ sinh.

Bài giảng bệnh vú lành tính

Ở phụ nữ trưởng thành kích thước và hình dạng bình thường của vú có thể thay đổi đáng kể. Khi đứng, núm vú ngang với khoảng gian sườn bốn, có thể thấy vú trải dài từ xương ức đến đường nách trước và vùng được gọi là đuôi nách.

Bài giảng các phương pháp đình chỉ thai nghén

Đình chỉ thai là một thủ thuật an toàn nếu được thực hiện trong điều kiện đảm bảo và do cán bộ y tế đủ trình độ đảm trách. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp đình chỉ thai nghén nên thực hiện ở các tuyến y tế có đủ điều kiện, nhằm giảm các tai biến có thể xảy ra.

Bài giảng chăm sóc trẻ sơ sinh

Đội ngũ nhân viên tham gia chăm sóc- hồi sức trẻ sơ sinh phải có mặt ở phòng sinh trước khi thai sổ, kiểm tra lại các trang thiết bị, dụng cụ để tiếp nhận trẻ sơ sinh và có thể hồi sức ngay khi cần.

Bài giảng đa ối (nhiều nước ối)

Túi ối được tạo ra khoảng ngày thứ 12 sau khi trứng thụ tinh. Trong quí đầu của thời kỳ thai nghén, nước ối có tính đẳng trương và tương tự như huyết tương của người mẹ. Trong quý hai và nửa sau của thời kỳ thai nghén dịch ối trở nên nhược trương.

Bài giảng đẻ non

Tất cả những thuốc này chỉ có thể kéo dài thời gian mang thai trong một khoảng thời gian hạn chế từ 2 đến 7 ngày, đây là khoảng thời gian để sử dụng steroid.

Bài giảng HIV AIDS và thai nghén

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus - HIV) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (gọi tắt là hội chứng AIDS - Acquired Immuno Deficiency Syndrom) là một bệnh lây truyền.

Bài giảng vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh

Quanh tuổi từ 45 - 55, phụ nữ chuyển sang một giai đoạn chuyển tiếp của đời sống sinh sản - tuổi tắt dục và mãn kinh. Sự chuyển tiếp này là một phần trong quá trình có tuổi của một phụ nữ và thường diễn ra không có vấn đề.

Bài giảng nhiễm trùng tiết niệu và thai nghén

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai. Đôi lúc nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có triệu chứng rõ ràng.

Bài giảng nôn do thai nghén

Nguyên nhân gây nôn chưa rõ, nhưng người ta tin rằng nó có liên quan đến nồng độ hormon tăng cao trong 3 tháng đầu của thai nghén mà chủ yếu là nồng độ estrogen, progesteron và HCG.

Bài giảng phù phổi cấp trong sản khoa

Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tim trong đó điển hình nhất là hẹp van 2 lá với biến chứng chủ yếu của nó là phù phổi (70-90%). Hẹp càng khít bệnh càng nặng và biến chứng càng nhiều.

Bài giảng sa sinh dục

Sa sinh dục là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ, thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng.

Bài giảng sẩy thai

Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (ngay cả khi có sự can thiệp của y tế).

Bài giảng sốc trong sản khoa

Đối với sốc xảy ra do tai biến khi đẻ như vỡ tử cung, rau tiền đạo, rau bong non nếu là con so, chuyển dạ kéo dài, sản phụ lo lắng, mệt mỏi

Bài giảng sốt rét và thai nghén

Sốt rét là một bệnh nguy hiểm đặc biệt là sốt rét ác tính, vì nó đe dọa tính mạng của sản phụ và thai nhi. Người ta nhận thấy tiên lượng thường xấu đối với người có thai con so bị bệnh sốt rét ác tính.

Bài giảng sức khỏe sinh sản vị thành niên

Tuổi vị thành niên là những người ở sau tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn chuyển tiếp nhưng là một giai đoạn khác biệt và quan trọng trong cuộc sống con người.

Bài giảng thai già tháng

Khoảng 3- 12% thai nghén vượt quá tuần 42, nhưng thực tế thì tỷ lệ thai già tháng không vượt quá 4% (do không nhớ ngày kinh cuối cùng chính xác, hoặc thời gian phóng noãn chậm).

Bài giảng thiếu máu và thai nghén

Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...).

Bài giảng thiểu ối (ít nước ối)

Nguyên nhân dẫn tới thiểu ối bao gồm ối vỡ sớm, ối vỡ non, bất thường cấu trúc thai nhi, thai quá ngày sinh, thai kém phát triển trong tử cung... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thiểu ối  không xác định được nguyên nhân.

Bài giảng tổn thương lành tính cổ tử cung

Cổ tử cung có thể thay đổi hình thể tuỳ thuộc người phụ nữ đã có con hay chưa. Ở người chưa đẻ cổ tử cung thường tròn, ở người con rạ lỗ cổ tử cung có thể sẽ bè ra theo chiều ngang.

Bài giảng tư vấn đình chỉ thai nghén

Duy trì tư vấn bằng giao tiếp bằng lời và không lời một cách tích cực và hiệu quả. Luôn có thái độ nhẹ nhàng, cảm thông và động viên để tăng cường sự hợp tác của khách hàng khi tiến hành thủ thuật.

Bài giảng tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh

Các biến chứng của thai nghén và quá trình sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển.

Bài giảng ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là khối u ác tính đứng hàng thứ hai sau ung thư vú, thường xảy ra ở ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ của cổ tử cung.

Bài giảng ung thư niêm mạc tử cung

Ung thư niêm mạc tử cung là các khối u phát triển từ niêm mạc tử cung, là một loại ung thư thường gặp ở người lớn tuổi. Có hơn 80% bệnh nhân ung thư niêm mạc tử cung gặp ở người mãn kinh, trong đó có khoảng 95% có nguồn gốc từ biểu mô tuyến của nội mạc tử cung.

Bài giảng ung thư vú

Ung thư vú là u tân sinh ác tính thường gặp ở phụ nữ tại các nước công nghiệp, tần suất 60 đến 70/100.000 dân/năm. Ở các nước đang phát triển, ung thư vú chiếm 30% ung thư phụ khoa, đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung.

Bài giảng viêm âm đạo cổ tử cung

Khi âm đạo bị viêm nhiễm, chất dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm cho người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp này dù màu sắc như thế nào trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.

Bài giảng viêm phần phụ

Viêm nhiễm đường sinh dục là một trong những bệnh phổ biến ở phụ nữ, nó có liên quan mật thiết với quan hệ tình dục, nhất là trong những trường hợp có nhiều bạn tình, ý thức vệ sinh  tình dục kém.

Bài giảng viêm ruột thừa khi mang thai

Chẩn đoán viêm ruột thừa trong lúc mang thai thường khó khăn hơn bình thường vì điểm đau không điển hình; đặc biệt nếu viêm ruột thừa xảy ra trong chuyển dạ.

Bài giảng vô sinh

Bình thường sau một năm chung sống khoảng 80 – 85% các cặp vợ chồng có thể có thai tự nhiên. Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 8 – 15 % các cặp vợ chồng.

Bài giảng nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung). Có rất nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu sản: Tụ cầu, liên cầu, E. Coli, các vi khuẩn kị thí như Clostridium, Bacteroides.

Bài giảng chửa ngoài tử cung

Siêu âm: Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ. Trong trường hợp rỉ máu thì siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas.

Bài giảng u nguyên bào nuôi

Ung thư nguyên bào nuôi tần suất 1/40.000 phụ nữ có thai, gần 50% sau chửa trứng, 25% sau sẩy thai, 22% sau đẻ thường và sau đẻ thường 2-3%. Bệnh nguyên bào nuôi có tỉ lệ 1/1.200 thai nghén ở Mỹ và 1/120 thai nghén ở vùng Đông Nam Á.

Bài giảng chửa trứng

Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp.

Bài giảng nhiễm khuẩn đường sinh sản

Có thể gặp hình thái cấp và mãn tính, nhưng hình thái mạn tính hay gặp hơn cả, gây nhiều biến chứng (vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư), chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Bài giảng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là chỉ những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt. Đó là những dấu hiệu, những triệu chứng của một hay nhiều bệnh khác nhau chứ rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh.

Bài giảng ngôi mông sản khoa

Ngôi mông là một ngôi bất thường. Là một ngôi có khả năng đẻ đường dưới nhưng dễ mắc đầu hậu vì vậy nếu không được chẩn đoán sớm, tiên lượng tốt và xử lý thích hợp thì nguy cơ cho mẹ và thai sẽ rất cao.

Bài giảng vỡ tử cung

Vỡ tử cung không hoàn toàn (còn gọi vỡ tử cung dưới phúc mạc): Tổn thương từ niêm mạc đến rách cơ tử cung nhưng phúc mạc còn nguyên, thường gặp vỡ ở đoạn dưới.

Bài giảng thai chết lưu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân. Người ta cho rằng có từ 20 đến 50% số trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân.

Bài giảng bệnh tim và thai nghén

Sau đẻ lưu lượng tim trở lại bình thường trong thời kỳ hậu sản. Lưu lượng tim tăng do nhu cầu tiêu thụ oxy cho mẹ (vú, tử cung), cho thai và phần phụ của thai. Khối lượng máu tăng, nên lưu lượng máu phải tăng theo.

Bài giảng rau bong non

Cường độ cơn co tử cung bình thường, trương lực hơi tăng nhưng khó nhận thấy. Cuộc đẻ tiến triển bình thường, sau đẻ kiểm tra bánh rau: máu cục sau rau lõm vào bánh rau.

Bài giảng rau tiền đạo

Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới, không gây chảy máu, thường hay gây vỡ ối sớm. Đa số được chẩn đoán hồi cứu sau khi sổ rau.

Bài giảng các chỉ định mổ lấy thai

Nhóm nguyên nhân do thai: thai to (32,7%), suy thai (27,2%), ngôi mông (24,7%), ngôi khác (6,7%), song thai (4,7%), mở hết không lọt (4,0%). Trong ngôi mông, 75% số trường phải mổ lấy thai, 25% đẻ đường dưới.

Bài giảng các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ

Yếu tố tiên lượng là các dấu hiệu được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi chuyển dạ giúp người thầy thuốc đánh giá dự đoán một cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ.

Bài giảng hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ

Các cử động hô hấp xảy ra ngay sau khi sinh, hiện nay vấn đề này vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Người ta tranh cãi về vai trò của thiếu oxy máu, về sự toan hoá máu.

Bài giảng suy thai cấp tính trong chuyển dạ

Suy thai cấp tính là một tình trạng đe doạ sinh mạng thai, sức khoẻ thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này. Suy thai cấp tính là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong chu sinh.

Bài giảng chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ

Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ bao gồm tất cả các trường hợp sản phụ bị chảy máu âm đạo vì bất kỳ nguyên nhân gì khi chuyển dạ, trước và sau khi thai ra khỏi tử cung trong vòng 6 giờ đầu sau khi đẻ.

Bài giảng chảy máu trong 6 tháng đầu của thời kỳ thai nghén

Chảy máu âm đạo trong thời gian này là triệu chứng thường hay gặp, do nhiều nguyên nhân dẫn đến, đòi hỏi các bác sỹ phải chẩn đoán được nguyên nhân để kịp thời xử trí, vì có những trường hợp chúng ta phải can thiệp để giữ thai.

Bài giảng sản giật

Sau cơn co giật toàn thân, bệnh nhân thở vào được một hơi dài, tình trạng thiếu oxy tạm thời chấm dứt. Nhưng sau đó lại có những cơn kích động, nét mặt lại nhăn nhúm.

Bài giảng tăng huyết áp trong thời kỳ có thai và tiền sản giật

Chẩn đoán tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng: Dựa vào các triệu chứng đã trình bày trên đây. Cần chẩn đoán phân biệt với: Cao huyết áp mạn tính và thai nghén.

Bài giảng thai nghén có nguy cơ cao

Thông qua bệnh sử giúp các thầy thuốc phát hiện đ­ược các yếu tố nguy cơ và xử trí sớm đư­ợc các yếu tố nguy cơ. Việc khai thác bệnh sử một cách liên tục giúp cho thầy thuốc phát hiện đư­ợc những tình trạng bệnh tiến triển khi có thai mới bộc lộ ra.

Bài giảng song thai (thai đôi)

Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối mà vách ngăn 2 buồng ối mỏng, không thấy dấu hiệu Lambda. Đó là song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối và là song thai 1 noãn.

Bài giảng đẻ khó do cơn co tử cung

Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal(KPa) (1mmHg = 0,133 KPa). Đơn vị Montevideo (UM) bằng tính của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co (số cơn co trong 10 phút).

Bài giảng đẻ khó cơ giới

Phi lâm sàng phát hiện khung chậu không bình thường có thể làm siêu âm, nhưng đặc biệt là chụp Télé khung chậu, đặc biệt là chụp eo trên với một mặt phẳng có chia ô từng cm2 một.

Bài giảng dân số kế hoạch hóa gia đình

Dân số - kế hoạch hóa gia đình - Bảo vệ bà mẹ trẻ em có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau, là một phần trong vấn đề sức khỏe sinh sản. Làm tốt công tác về dân số kế hoạch hóa gia đình.

Bài giảng u xơ tử cung

Ở ngay khối u, niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng nhất là đối với polyp thò ra ngoài cổ tử cung bị nhiễm khuẩn hoặc hoại tử: đau bụng, sốt, bạch cầu tăng, toàn thân suy sụp.

Bài giảng u nang buồng trứng

Đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc muộn kinh dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.

Bài giảng vô khuẩn trong sản khoa

Diện rau bám sau khi bong rau là một cửa ngõ vô cùng rộng cho các mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào tuần hoàn của người mẹ gây nên hình thái nhiễm khuẩn.

Bài giảng chăm sóc và quản lý thai nghén

Tử vong mẹ phần lớn xảy ra trong tuần đầu sau khi sinh (60%), đặc biệt là 24 giờ đầu sau khi sinh mà nguyên nhân chảy máu là chiếm hàng đầu.

Bài giảng hậu sản thường

Khi có thai, các cơ quan sinh dục và vú phát triển dần, sau khi đẻ sẽ trở lại tình trạng bình thường như khi không có thai. Thời gian trở về bình thường của cơ quan sinh dục về mặt giải phẫu và sinh lý gọi là thời kỳ hậu sản.

Bài giảng sổ rau thường và hậu sản thường

Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.

Bài giảng sự chuyển dạ

Cho tới nay người ta chưa biết rõ ràng và đầy đủ những nguyên nhân phát sinh những cơn co chuyển dạ. Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải trình, có một số giả thuyết được chấp nhận.

Bài giảng cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước

Ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước gặp ở các bà mẹ có khung chậu bình thường, thành bụng còn chắc (đẻ ít), bộ phận sinh dục không có dị dạng, còn thai nhi, ối, rau cũng bình thường.

Bài giảng chẩn đoán ngôi thế kiểu thế

Thai được bao bọc bởi một khối lượng nước ối lớn. Thai nằm trong buồng tử cung theo tư thế  đầu cúi gập, lưng cong, chi trên gấp trước ngực, chi dưới gấp trước bụng.

Bài giảng chẩn đoán thai nghén

Nghén: Là sự thay đổi của người phụ nữ do tình trạng có thai gây nên. Nghén được biểu hiện: buồn nôn, nôn, tiết nước bọt, thay đổi về khứu giác, vị giác, tiết niệu, thần kinh và tâm lý.

Những thay đổi giải phẫu sinh lý của phụ nữ khi có thai

Sự tồn tại của thai nhi với những tuyến nội tiết hoạt động từ rất sớm bắt đầu từ tuần thứ 11; những tuyến này bao gồm tuyến yên, tuyến giáp trạng, thượng thận, tuỵ, và sinh dục.

Bài giảng tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng

Đầu thai nhi có hai thóp là thóp trước và thóp sau. Thóp trước có hình trám, nằm phía trước. Thóp sau hình hai cạnh của tam giác, giống hình chữ lam- đa () , nằm phía sau là điểm mốc của ngôi chỏm.

Bài giảng sự thụ thai, làm tổ và phát triển của trứng

Giới tính của thai được quyết định ngay khi thụ tinh. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y thì sẽ phát triển thành thai trai. Ngược lại nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X.

Bài giảng sinh lý kinh nguyệt

Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng của estrogen, sẽ không có các xoang nối tiếp động tĩnh mạch mà chỉ vỡ các tiểu động mạch xoắn ốc.

Những nét cơ bản của môn sản phụ

Sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường, sản khó và sản bệnh lý.