Tương tác của một số kháng sinh thường dùng

2012-11-11 11:22 PM

Cần tra tương tác của một kháng sinh nào đó ta tìm tên thuốc tại các số thứ tự, phần chữ đậm. Các gạch đầu dòng phía dưới là tương tác của kháng sinh phía trên với thuốc, sau hai chấm (:) là hậu quả của tương tác.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hướng dẫn tra cứu

Cần tra tương tác của một kháng sinh nào đó ta tìm tên thuốc tại các số thứ tự, phần chữ đậm. Các gạch đầu dòng phía dưới là tương tác của kháng sinh phía trên với thuốc, sau hai chấm (:) là hậu quả của tương tác.

Ví dụ: Tra tương tác của amoxicilin với các thuốc ta tìm amoxicilin sau đó tìm các thuốc có tương tác tại các gạch đầu dòng phía dưới, ví dụ với allopurinol: Tăng nguy cơ bị ngứa có nghĩa là khi dùng đồng thời amoxicilin với allopurinol có tương tác và hậu quả là tăng nguy cơ ngứa.

(Dấu * trước một tên thuốc là biểu thị cho những tương tác nên tránh hoặc khi bắt buộc phải phối hợp cần theo dõi chặt chẽ).

Amoxicilin

Allopurinol: Tăng nguy cơ bị ngứa.

Thuốc tránh thai đường uống: Có thể có nguy cơ giảm tác dụng của thuốc tránh thai.

Methotrexat: Giảm thải trừ methotrexat (tăng nguy cơ gây độc tính).

Warfarin: Các nghiên cứu không chứng minh được tương tác này nhưng kinh nghiệm cho thấy tác dụng chống đông có ảnh hưởng khi dùng đồng thời với amoxicilin.

Amoxicilin + clavulanic acid: xem amoxicilin.

Ampicilin

Allopurinol: Tăng nguy cơ bị ngứa.

Thuốc tránh thai đường uống: Có thể có nguy cơ giảm tác dụng của thuốc tránh thai.

Methotrexat: Giảm thải trừ methotrexat (nguy cơ tăng độc tính).

Warfarin: Các nghiên cứu không chứng minh được tương tác này nhưng kinh nghiệm cho thấy tác dụng chống đông có ảnh hưởng khi dùng đồng thời với ampicilin.

Benzathin benzylpenicilin

xem benzylpenicilin.

Benzylpenicilin

Methotrexat: Giảm thải trừ methotrexat (tăng nguy cơ gây độc tính).

Ceftazidim

Thuốc tránh thai dạng uống: Có thể giảm tác dụng của thuốc tránh thai.

Furosemid: Độc tính trên thận của ceftazidim có thể tăng.

Warfarin: Có thể ảnh hưởng tới tác dụng chống đông.

Ceftriaxon

Thuốc tránh thai dạng uống: Có thể ảnh hưởng tới tác dụng tránh thai.

Furosemid: Độc tính trên thận của ceftriaxon có thể tăng.

* Warfarin: Có thể ảnh hưởng tới tác dụng chống đông.

Cloramphenicol

* Ciclosporin: Nồng độ trong huyết tương của ciclosporin có thể tăng.

* Glibenclamid: Tăng tác dụng của glibenclamid.

* Phenobarbital: Chuyển hoá của cloramphenicol tăng (giảm nồng độ cloramphenicol).

* Phenytoin: Nồng độ phenytoin trong huyết tương tăng (nguy cơ ngộ độc).

Rifampicin: Tăng chuyển hoá cloramphenicol (giảm nồng độ cloramphenicol trong huyết tương).

* Warfarin: Tăng tác dụng chống đông.

Ciprofloxacin

Antacid (aluminium hydroxid; magnesi hydroxid): Giảm hấp thu ciprofloxacin.

* Ciclosporin: Tăng nguy cơ độc thận.

Muối sắt: Muối sắt dùng đường uống làm giảm hấp thu ciprofloxacin.

* Ibuprofen: Có thể tăng nguy cơ gây co giật.

Phenytoin: Nồng độ trong huyết tương của phenytoin có thể thay đổi.

* Theophylin: Tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh và tăng nguy cơ gây co giật.

* Warfarin: Tăng tác dụng chống đông.

Doxycyclin

Antacid (aluminium hydroxid; magnesi hydroxid): Giảm hấp thu doxycyclin.

Carbamazepin: Tăng chuyển hoá doxycyclin (giảm tác dụng của doxycyclin).

* Ciclosporin: Có thể tăng nồng độ ciclosporin trong huyết tương.

* Thuốc tránh thai dạng uống: Có thể giảm tác dụng tránh thai.

Muối sắt: Giảm hấp thu muối sắt, giảm hấp thu doxycyclin.

* Phenobarbital: Tăng chuyển hoá doxycyclin (giảm nồng độ doxycyclin trong huyết tương).

Phenytoin: Tăng chuyển hoá doxycyclin (giảm nồng độ doxycyclin trong huyết tương).

Rifampicin: Nồng độ trong huyết tương của doxycyclin có thể giảm.

* Warfarin: Có thể tăng tác dụng chống đông.

Erythromycin

Astemisol: Erythromycin ức chế chuyển hóa astemisol, tăng nguy cơ gây xoắn đỉnh.

* Carbamazepin: Tăng nồng độ carbamazepin trong huyết tương.

* Ciclosporin: Tăng nồng độ ciclosporin trong huyết tương do ức chế chuyển hoá.

Cimetidin: Tăng nồng độ erythromycin trong huyết tương (tăng độc tính).

Dexamethason: Erythromycin có thể ức chế chuyển hoá dexamethason.

Digoxin: Tăng tác dụng của digoxin.

* Ergotamin: Nguy cơ ngộ độc nấm cựa gà (tăng tác dụng co mạch gây thiếu máu chi). Tránh phối hợp.

Fludrocortison: Erythromycin có thể ức chế chuyển hoá fludrocortison.

Hydrocortison: Erythromycin có thể ức chế chuyển hoá hydrocortison.

Prednisolon: Erythromycin có thể ức chế chuyển hoá prednisolon.

Ritonavir: Nồng độ erythromycin có thể tăng do ritonavir.

* Theophylin: ức chế chuyển hoá theophylin (tăng nồng độ theophylin). Với erythromycin đường uống thì nồng độ erythromycin trong huyết tương giảm.

* Warfarin: Có thể tăng tác dụng chống đông.

Gentamicin

* Alcuronium: Tăng tác dụng giãn cơ.

Amphotericin: Tăng nguy cơ độc thận.

* Ciclosporin: Tăng nguy cơ độc thận.

* Furosemid: Tăng nguy cơ độc cho trên thính giác.

* Neostigmin: Đối kháng tác dụng neostigmin.

* Suxamethonium: Tăng tác dụng giãn cơ.

Vancomycin: Tăng nguy cơ độc trên tai và thận.

Isoniazid

Antacid (aluminium hydroxid; magnesi hydroxid): giảm hấp thu isoniazid.

* Carbamazepin: Tăng nồng độ huyết tương carbamazepin, độc tính isoniazid trên gan có thể tăng.

Diazepam: Chuyển hoá diazepam bị ức chế.

Halothan: Tăng nguy cơ tiềm tàng của isoniazid gây độc gan.

Ketamin: Tăng nguy cơ tiềm tàng của isoniazid gây độc gan.

* Phenytoin: ức chế chuyển hoá phenytoin (tăng tác dụng phenytoin).

Theophylin: Nồng độ theophylin có thể tăng.

Thiopental: Tăng nguy cơ tiềm tàng của isoniazid gây độc gan.

Metronidazol

Rượu: Gây hội chứng sợ rượu.

Cimetidin: ức chế chuyển hoá metronidazol nên làm tăng nồng độ metronidazol trong huyết tương.

Fluorouracil: Chuyển hoá fluorouracil bị ức chế (tăng độc tính).

Phenobarbital: Chuyển hoá metronidazol tăng (giảm nồng độ metronidazol trong máu).

* Phenytoin: Chuyển hoá phenytoin bị ức chế (tăng nồng độ phenytoin trong máu).

* Warfarin: Có thể tăng tác dụng chống đông

Minocyclin

Thuốc kháng acid (aluminium hydroxid; magnesi hydroxid): Giảm hấp thu minocyclin.

* Thuốc tránh thai dạng uống: Tác dụng tránh thai có thể giảm.

Muối sắt: Đều giảm hấp thu minocyclin và muối sắt.

* Warfarin: Có thể tăng tác dụng chống đông.

Nalidixic acid

* Ciclosporin: Tăng nguy cơ độc thận.

* Ibuprofen: Có thể tăng nguy cơ bị co giật.

* Theophylin: Có thể tăng nguy cơ bị co giật.

* Warfarin: Có thể tăng tác dụng chống đông.

Ofloxacin

Antacid (aluminium hydroxid; magnesi hydroxid): Giảm hấp thu ofloxacin.

* Ciclosporin: Tăng nguy cơ độc thận.

Muối sắt: Muối sắt làm giảm hấp thu ofloxacin.

* Ibuprofen: Có thể tăng nguy cơ bị co giật.

* Theophylin: Có thể tăng nguy cơ bị co giật.

* Warfarin: Tăng tác dụng chống đông.

Phenoxymethylpenicilin

Methotrexat: Giảm thải trừ methotrexat (tăng độc tính).

Rifampicin

Amitriptylin: Nồng độ amitriptylin có thể giảm (giảm tác dụng chống trầm cảm).

Antacid (aluminium hydroxid; magnesi hydroxid): Giảm hấp thu rifampicin.

* Azathioprin: Có thể xảy ra thải ghép.

Cloramphenicol: Tăng chuyển hoá cloramphenicol (giảm nồng độ cloramphenicol trong máu).

* Ciclosporin: Tăng chuyển hoá ciclosporin nên làm giảm nồng độ ciclosporin trong huyết tương.

Cimetidin: Tăng chuyển hoá cimetidin (giảm nồng độ cimetidin trong huyết tương).

* Thuốc tránh thai đường uống: Tăng chuyển hoá thuốc thánh thai nên làm giảm tác dụng tránh thai.

* Dexamethason: Tăng chuyển hoá dexamethason (giảm tác dụng).

Diazepam: Tăng chuyển hoá diazepam (giảm nồng độ trong máu).

Doxycyclin: Nồng độ doxycyclin có thể giảm.

* Fluconazol: Tăng chuyển hoá fluconazol (giảm nồng độ trong máu).

* Fludrocortison: Tăng chuyển hoá fludrocortison (giảm tác dụng).

* Glibenclamid: Có thể tăng chuyển hoá (giảm tác dụng của glibenclamid).

* Haloperidol: Tăng chuyển hoá haloperidol (giảm nồng độ haloperidol trong máu).

* Hydrocortison: Tăng chuyển hoá hydrocortison (giảm tác dụng).

* Indinavir: Rifampicin làm tăng chuyển hoá indinavir (nồng độ trong indinavir trong máu giảm rõ rệt tránh phối hợp).

Levothyroxin: Tăng chuyển hoá levothyroxin (có thể cần tăng liều levothyroxin trong giảm năng tuyến giáp).

* Lopinavir: Giảm nồng độ lopinavir, tránh phối hợp.

* Medroxyprogesteron: Tăng chuyển hoá medroxyprogesteron (giảm tác dụng tránh thai).

* Nelfinavir: Nồng độ nelfinavir giảm rõ rệt tránh phối hợp.

* Nifedipin: Tăng chuyển hoá nifedipin (giảm nồng độ trong máu).

* Phenytoin: Tăng chuyển hoá phenytoin (giảm nồng độ trong máu).

* Prednisolon: Tăng chuyển hoá prednisolon (giảm tác dụng).

Propranolol: Tăng chuyển hoá propranolol, làm giảm nồng độ trong máu rõ.

* Quinidin: Tăng chuyển hoá quinidin (giảm nồng độ trong máu).

* Saquinavir: Tăng chuyển hoá saquinavir (giảm nồng độ trong máu, tránh phối hợp).

Theophylin: Tăng chuyển hoá theophylin (giảm nồng độ theophylin trong máu).

* Verapamil: Tăng chuyển hoá verapamil (giảm nồng độ trong máu rõ rệt).

* Warfarin: Tăng chuyển hoá warfarin (giảm tác dụng chống đông).

Streptomycin

*Alcuronium: Tăng tác dụng giãn cơ.

Amphotericin: Tăng độc tính trên thận.

* Ciclosporin: Tăng độc tính trên thận.

* Cisplatin: Tăng độc tính trên thận và có thể cả trên thính giác.

* Furosemid: Tăng độc tính trên tai.

* Neostigmin: Đối kháng tác dụng của neostigmin.

* Pyridostigmin: Đối kháng tác dụng pyridostigmin.

* Suxamethonium: Tăng tác dụng giãn cơ.

Vancomycin: Tăng độc tính trên thận và trên thính giác.

* Vecuronium: Tăng tác dụng giãn cơ.

Sulfamethoxazol + trimethoprim

* Azathioprin: Tăng độc tính trên máu.

* Ciclosporin: Tăng độ tính trên thận; nồng độ ciclosporin trong máu có thể giảm bởi trimethoprim dùng đường tiêm.

Digoxin: Nồng độ digoxin trong máu có thể tăng.

* Glibenclamid: Tăng tác dụng của glibenclamid.

Lamivudin: Tăng nồng độ trong máu của lamivudin (tránh phối hợp với sulfamethoxazol + trimethoprim liều cao).

* Mercaptopurin: Tăng độc tính trên máu.

* Methotrexat: Hiệu ứng chống folat tăng, nguy cơ tăng độc tính của methotrexat.

* Phenytoin: Hiệu ứng chống folat tăng, nồng độ phenytoin trong huyết tương tăng.

Procainamid: Tăng nồng độ procainamid.

* Sulfadoxin + pyrimethamin: Hiệu ứng chống folat tăng.

Thiopental: Tăng tác dụng của thiopental.

* Warfarin: Tăng tác dụng chống đông.

Vancomycin

* Furosemid: Tăng độc tính trên thính giác.

Gentamicin: Tăng độc tính trên thính giác và thận.

Streptomycin: Tăng độc tính trên tai và thận.

Không dùng kết hợp các thuốc có tương tác tăng độc tính

Các thuốc nhóm aminoglycosid (gentamicin, amikacin, kanamicin) dùng cùng với furosemid gây độc thính giác.

Verapamil dùng cùng với digitalis gây rối loạn nhịp tim.

Magnesi sulfat dùng cùng với các aminoglycosid gây tác nghẽn thần kinh cơ (Neuromuscular Block).

Cimetidin dùng cùng với các thuốc chuyển hoá (warfarin, diazepam, lidocain, thuốc chẹn bêta) gây kìm hãm chuyển hoá của thuốc.

Bài viết cùng chuyên mục

Những vấn đề về sử dụng kháng sinh chưa hợp lý

Chưa chú ý hiệu chỉnh liều kháng sinh nhóm aminoglycozid, bêtanlactam, đối với nhóm bệnh nhân đặc biệt, người cao tuổi, người suy thận, người suy gan

Lựa chọn thuốc theo phương pháp MADAM

Nhiều ý kiến khác nhau về chi phí, do có sự hiểu biết khác nhau và do có khái niệm khác nhau về  thuật ngữ chi phí, Hầu hết các bác sĩ chẳng hề quan tâm đến chi phí khi điều trị.

Lựa chọn thuốc khác biệt dược cùng hoạt chất

Diện tích dưới đường cong (AUC) - Sinh khả dụng (F%). Nồng độ đỉnh (Cmax). Thời gian đạt nồng độ đỉnh (Tmax). Nửa đời trong huyết tương (T1/2).

Tiêu chuẩn lựa chọn với thuốc khác hoạt chất có tác dụng tương đương

Giá và hiệu quả điều trị hợp lý. Lợi ích về thực hành: cung ứng thuận lợi, dự trù dễ dàng. Các điều kiện bảo quản tốt.

Nguyên tắc lựa chọn thuốc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

Lựa chọn thuốc của các cơ sở dược phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP).

Sử dụng kháng sinh hợp lý

Điều trị kháng sinh hướng trực tiếp vào tác nhân gây bệnh bao hàm: Thuốc có hiệu quả nhất, ít độc nhất, phổ chọn lọc nhất. Làm được như vậy sẽ giảm việc sử dụng kháng sinh phổ rộng, gây ra áp lực chọn lọc và nguy cơ bội nhiễm, cũng như sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhất.

Sự đề kháng kháng sinh trên lâm sàng

Do đó đề kháng điều trị là khái niệm tương đối, có liên quan tới cường độ tác dụng và phụ thuộc vào liều lượng, tức là nồng độ ức chế tối thiểu in vitro và ở ổ nhiễm khuẩn.

Thuốc kháng sinh trong lâm sàng

Kháng sinh là những chất mà ngay ở nồng độ thấp đã có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật, vi khuẩn, nấm, đơn bào, virus mà không tác dụng lên tế bào đại sinh vật.

Nhiễm trùng bệnh viện (nosocomial infection)

Kết quả nuôi cấy vi khuẩn, test phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể hay quan sát bằng kính hiển vi. Thông tin hỗ trợ là kết quả các xét nghiệm khác như X- quang, siêu âm, nội soi, sinh thiết.

Một số nét về vi khuẩn học lâm sàng

Các vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm trùng máu và viêm có mủ như Bacteroides fragilis, Peptostreptococcus anaerobius, Peptostreptococcus asaccharolyticus.

Tương tác thuốc với thức ăn đồ uống trên lâm sàng

Rượu có thể gây nên tương tác với các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ. Rượu tăng tác dụng viêm loét chảy máu của thuốc chống viêm không steroid.

Tra cứu tương tác thuốc

Mims interaction Tiếng Anh, Drug interaction facts, David S Tatro, PharmD, 2003, Incompatex, Tiếng Pháp, Tương tác và các chú ý khi chỉ định thuốc,Tiếng Việt.

Đề phòng các nguy cơ tương tác thuốc

Tương tác không dự kiến trước được. Việc đăng ký các tương tác có ý nghĩa lâm sàng phải được tiến hành thông qua các trung tâm cảnh giác thuốc đã được các nhà thực hành cảnh báo (thày thuốc, dược sĩ).

Phát hiện phân tích quản lý tương tác thuốc

Người điều dưỡng phải nhận biết ở bệnh nhân những dấu hiệu lâm sàng của một hay nhiều tác dụng nguy hại; đảm bảo là đưa vào trong dịch tiêm truyền, trong bơm tiêm những hoạt chất tương hợp về phương diện lý hoá.

Bản chất của tương tác thuốc

Các chất kháng cholinergic, các chất kháng histamin có tính kháng cholinergic, các chất phong bế hạch, các chất từ thuốc phiện, acid acetylsalicylic làm chậm sự tháo sạch các chất qua dạ dày.

Các thông số dược động học ứng dụng trên lâm sàng

Lựa chọn thuốc phải dựa trên đặc tính của thuốc (ví dụ thuốc có hấp thu tốt qua đường tiêu hoá không…) và phải dựa trên bệnh nhân cụ thể (ví dụ chức năng thận…).

Các quá trình dược động học

Thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu khi dùng đường tiêm, hấp thu qua đường tiêu hoá khi dùng đường uống hay đường đặt trực tràng cũng như có thể hấp thu qua các đường khác.

Cửa sổ điều trị

Trong trường hợp quá nhạy cảm hay tác dụng hiệp đồng với thuốc khác, cửa sổ điều trị sẽ thấp xuống, Chỉ cần nồng độ thuốc thấp hơn vẫn có thể có tác dụng. 

Nồng độ của thuốc trong huyết tương

Nồng độ thuốc trong huyết tương/diện tích dưới đường cong mô tả nồng độ thuốc trong huyết tương của bệnh nhân tại nhiều thời điểm sau khi sử dụng thuốc.

Dược động học và tầm quan trọng trên lâm sàng

Kiến thức về dược động học hướng dẫn việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân dựa trên tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, ví dụ như tuổi, chức năng thận

Sử dụng thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận

Mức độ suy giảm chức năng của thận để điều chỉnh liều của thuốc. Mức độ này phụ thuộc vào mức độc hại của thuốc và khả năng thuốc đó được bài xuất hoàn toàn qua thận hay được chuyển hoá một phần thành các chất chuyển hoá không hoạt động.

Sử dụng thuốc cho người bị suy giảm chức năng gan

Gan phản ứng bù trừ bằng cách to ra, bệnh gan trở nên trầm trọng trước khi thấy những thay đổi quan trọng trong chuyển hoá thuốc. Các xét nghiệm chức năng gan thường quy ít tác dụng trong việc chỉ dẫn khả năng chuyển hoá thuốc của gan.

Sử dụng thuốc cho người cao tuổi

Hệ thần kinh của người cao tuổi thường dễ bị những tổn thương bởi những loại thuốc thường dùng như các loại thuốc giảm đau có opi, benzodiazepin và thuốc điều trị Parkinson.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai

Nên dùng các loại thuốc đã được sử dụng rộng rãi trong thai kỳ và có hiệu quả an toàn. Không nên dùng những loại thuốc mới và chưa qua dùng thử.

Sử dụng thuốc ở bà mẹ cho con bú

Danh mục các loại thuốc cần tránh hoặc thận trọng khi dùng với người bệnh là các bà mẹ đang cho con bú được trình bày. Danh mục thuốc này bao gồm những loại thuốc quan trọng hoặc được dùng nhiều nhất .

Sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có phản ứng đối với thuốc khác so với người lớn. Đối với trẻ sơ sinh (trong vòng 30 ngày tuổi đầu tiên) nguy cơ ngộ độc thuốc tăng cao.

Xét nghiệm trên lâm sàng và nhận định kết quả

Creatinin là sản phẩm thoái hoá của phosphocreatin, một chất dự trữ năng lượng quan trọng có trong cơ. Sự tạo thành creatinin tương đối hằng định, phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng cơ của mỗi người.

Kháng sinh dự phòng trong ngoại khoa

Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn sau phẫu thuật lồng ngực được xếp là phẫu thuật sạch. Vi khuẩn thường gặp là Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, hoặc ít gặp hơn E. coli, Proteus.

Sử dụng kháng sinh điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp

Luôn nhớ rằng thuốc nhóm aminoglycosid, amikacin, gentamicin, không được tiêm tĩnh mạch trực tiếp mà chỉ tiêm bắp và truyền tĩnh mạch, dung dịch tiêm truyền cần được hoà tan đều trong một lượng lớn dung dịch natri clorid.

Liều dùng của một số kháng sinh

Viêm tai giữa hoặc viêm phổi uống 1 lần ngày đầu 10mg/kg, sau đó 5mg/kg, trong 4 ngày. Viêm hầu họng 12mg/kg, uống trong.

Một số nhận xét về sử dụng thuốc trong bệnh viện

Xu hướng huyết khối tăng cao đáng kể trên lâm sàng có liên quan tới mức độ homocystin cao trong huyết tương, sản phẩm oxy hoá disunfua được hình thành từ 2 phân tử homocystein

Thuốc và mức độ suy giảm chức năng thận

Perindopril: Dùng có thận trọng và theo dõi phản ứng; thường gây tăng kali huyết và các tác dụng không mong muốn khác; liều ban đầu nên là 2mg/1 lần/ngày.

Những thuốc nên tránh hoặc thận trọng khi dùng cho người bệnh suy giảm chức năng thận

Tình trạng thiếu kali huyết có thể thúc đẩy hôn mê (dùng lợi tiểu ít thải kali thay thế); nguy cơ thiếu hụt magnesi huyết ở người bệnh xơ gan do rượu.

Các thuốc nên tránh hoặc thận trọng khi sử dụng trong thời kỳ mang thai

Hầu hết các hãng sản xuất khuyên nên tránh (hoặc tránh dùng ngoại trừ lợi ích tiềm tàng lớn hơn nguy cơ); chống chỉ định dùng Ketorolac trong suốt thai kỳ, chuyển dạ và đẻ.

Các thuốc bài tiết qua đường sữa mẹ

Một số thuốc kháng histamin vào sữa mẹ với lượng lớn; mặc dù chưa rõ tác hại nhưng các hãng sản xuất thuốc khuyến cáo không nên dùng; có thông báo trẻ bị hoa mắt chóng mặt với thuốc clemastin.