Bài giảng bệnh khớp và điều trị

2013-07-30 10:24 PM

Điều trị tối ưu đối với bệnh nhân bệnh khớp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều kỹ năng và nhiều ngành: nhà thấp học, Phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu...nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm, duy trì hoạt động khớp và hạn chế tàn tật.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tiếp cận bệnh nhân bệnh khớp

Khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng là quan trọng đối với bệnh nhân bệnh khớp, các xét nghiệm và X quang thường chỉ có giá trị hỗ trợ.

Điều trị tối ưu đối với bệnh nhân bệnh khớp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều kỹ năng và nhiều ngành: nhà thấp học, Phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu...nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm, duy trì hoạt động khớp và hạn chế tàn tật.

Phân loại bệnh khớp

Bệnh của tổ chức liên kết

Viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp thiếu niên.

Lupus ban đỏ hệ thống.

Xơ cứng bì.

Viêm đa cơ/ viêm da cơ.

Viêm mạch hoại tử.

Hội chứng Sjogren.

Hội chứng trùng lắp (Bệnh mô liên kết hỗn hợp).

Các bệnh lý tự miễn khác.

Viêm khớp phối hợp với viêm cột sống

Viêm cột sống dính khớp.

Hội chứng Reiter.

Viêm khớp vẩy nến...

Viêm khớp liên quan đến viêm ruột.

Viêm khớp phản ứng.

Thoái hóa khớp

Bệnh khớp nhiễm khuẩn

Trực tiếp.

Gián tiếp.

Bệnh khớp do chuyển hóa

Viêm khớp tinh thể.

Bất thường về sinh hóa.

Một số bất thường về chuyển hoá bẩm sinh.

Bệnh nội tiết.

Các bệnh do suy giảm miễn dịch.

Bệnh lý tăng sinh

Bệnh lý thần kinh mạch máu

Bệnh xương và sụn kết hợp

Rối loạn ngoài khớp

Rối loạn khác

Điều trị nội khoa

Các thuốc giảm đau kháng viêm:

Các thuốc giảm đau nhóm Acetaminophen: giảm đau tốt, ít tác dụng phụ, liều dùng 650mg mỗi 4 giờ.

Các thuốc kháng viêm: ức chế men cyclooxygenase (COX), tất cả đều có tác dụng kháng viêm đặc biệt là khi dùng liều cao.

Salicylate (Aspirin và dẫn chất Salicylate khác):

Aspirin (Acetylsalicylic acid): viên 100, 300, 500mg; toạ dược 50, 100mg.

Muối natri.

Muối lysin.

Các thuốc kháng viêm không có steroides khác:

Xếp loại nhóm thuốc theo các gốc hóa học:

Nhóm pyrazolé:

Phenylbutazol.

Nhóm indol:

Indomethacin (Indocid).

Nhóm anthranilic:

Acid flufenamic.

Acid mefenamic.

Acid niflumic (Nifluril).            

Nhóm phenylpropionic:

Ibuprofen (Bufen).

Ketoprofen (Profénid, Biprofenid).

Các loại khác:

Tiaprofenic (surgram, Tiafen).

Phenylacetic: Diclofenac (Voltaren).

Phenothiazin: Métiazinic...

Oxicam: Piroxicam (felden), Tenoxicam (tilcotil), Meloxicam (Mobic)  (ức chế chọn lọc trên COX2).

Nimesulide (ức chế chọn lọc trên COX2).

Celecoxib (ức chế chọn lọc trên COX2).

Một số nguyên tắc chung sử dụng thuốc chống viêm:

Lúc bắt đầu nên dùng loại thuốc ít có tác dụng phụ nhất và với liều thăm dò từ thấp đến cao để thăm dò đến khi đạt được tác dụng tối đa hoặc đạt đến liều tối đa

Nếu dùng liều cao tấn công chỉ nên kéo dài 5- 7 ngày, nên sử dụng dạng tiêm

Với dạng thuốc uống: nên dùng ngay trước lúc ăn để tránh kích thích niêm mạc dạ dày. Nên dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày nếu có dấu hiệu kích thích (Misoprostol, là chất đồng vận Methyl tổng hợp của Prostaglandin E1, làm giảm nguy loét dạ dày tá tràng do NSAID nhưng có thể gây tiêu chảy và sẩy thai hoặc uống famotidine  40 mg ngày 2 lần, hoặc omeprazole, 20 mg ngày 1 lần)

Ngoài đường tiêm và uống nên dùng thuốc dạng viên đặt hậu môn hay bôi ngoài, ít gây các tai biến

Dùng thuốc chống viêm nên thận trọng khi bệnh nhân có tiền sử đau vùng thượng vị, tiền sử dị ứng, có viêm thận và suy gan, với người già yếu, phụ nữ có thai.

Tai biến (tác dụng phụ) cần phải theo dõi khi dùng thuốc:

Dạ dày: cơn đau dạ dày, đau bụng, khó tiêu, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày (thuốc ức chế chọn lọc COX2 ít có tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, nhưng làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim đặc biệt là rofecoxib)

Thận: viêm thận, đái ít và phù, có thể gây đái ra máu và nặng có khi suy thận

Phản ứng ngoài da và dị ứng: từ mức độ nhẹ ngứa mẫn đến viêm da nhiễm độc nặng, dị ứng gây cơn hen phế quản

Máu: giảm bạch cầu hạt, xuất huyết, suy tủy (nhóm pyrazolé)

Gan: một số thuốc có thể gây viêm gan và suy gan

Kéo dài thai kỳ.

Chú ý tương tác thuốc khi dùng chung với các thuốc khác:

Có thể làm tăng tác dụng một số thuốc: chống đông máu, insulin, sulfamide...

Có thể làm giảm tác dụng một số thuốc: digitalis, meprobamat, androgen.....

Không nên dùng phối hợp nhiều loại kháng viêm cùng một lúc vì sẽ làm tăng thêm nguy cơ tai biến (tiêu hóa, dị ứng, thận).

Corticoides:

Cơ chế tác dụng:

Ức chế sản xuất kháng thể.

Ức chế khả năng di chuyển và tập trung bạch cầu, cản trở thực bào.

Hạn chế việc giải phóng và phát huy tác dụng của các men tiêu thể.

Ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin từ các phospholipid màng.

Các tác dụng kể trên chỉ nhất thời không kéo dài, không bền vững. Do đó tác dụng chống viêm của thuốc rất nhanh chóng và rõ ràng, nhưng bệnh cũng tái phát ngay sau ngừng thuốc, không ngăn ngừa sự phá hủy khớp tiến triển, thuốc có nhiều tác dụng phụ và tai biến nhất là khi dùng liều cao và kéo dài.

Chỉ định:

Viêm khớp mãn sau khi đã sử dụng các thuốc khác mà không có tác dụng.

Một số bệnh cụ thể như: thấp khớp cấp có xu thế viêm tim.

Các bệnh tạo keo.

Có 2 đường sử dụng: đường toàn thân (uống, tiêm) và đường tại chỗ.

Những nguyên tắc sử dụng Steroid:

Liều lượng: lấy prednisolone làm chuẩn (prednisolone 20mg # prednisone 20mg # methylprednison 16mg)

Liều thấp 5- 20mg/24giờ.

Liều trung bình 20- 30mg /24giờ.

Liều cao 1-2mg/Kg cân nặng/ ngày.

Nên uống một lần vào buổi sáng.

Có thể uống cách nhật với liều cao hơn.

Tiêm bắp 6-15 ngày một lần (loại tan chậm).

Dùng liều cao từ 5- 7 ngày rồi giảm dần liều mỗi ngày từ 1- 5mg. Duy trì với liều 5mg ít gây tai biến

Không bao giờ nên cắt thuốc đột ngột khi đang dùng liều cao và trung bình, phải giảm liều dần rồi ngưng.

Theo dõi chặt chẽ trong khi dùng thuốc vì có nhiều tai biến.

Những tác dụng phụ khi dùng Steroid:

Rối loạn chuyển hóa.

Giữ nước và muối: gây phù.

Mất Kali: mệt mỏi, liệt nhẹ, rối loạn nhịp tim.

Tăng đường huyết.

Tăng quá trình dị hóa protein trong cơ thể biểu hiện bằng loãng xương, teo cơ ở gốc chi, teo da và rạn da, sẹo lâu lành.

Hoại tử vô khuẩn đầu xương đùi; rối loạn phát triển xương ở trẻ con.

Hội chứng Cushing: mặt tròn đỏ, thân béo, rạn da, rậm lông.

Nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn cấp do khả năng miễn dịch giảm (viêm phổi, zona, nhiễm khuẩn huyết); bệnh lao nhất là lao phổi phát triển.     

Trạng thái kích thích mất ngủ, run, ăn nhiều.

Tăng nhãn áp, có thể lên cơn Glaucome.

Xuất hiện tình trạng hoang tưởng, trầm cảm.

Tai biến do ngừng thuốc:

Cơn suy thượng thận cấp do ngừng thuốc đột ngột mà không giảm liều từ từ  

Cơn bệnh đột phát trở lại sau khi ngừng thuốc (tình trạng lệ thuộc vào thuốc)

Thuốc điều trị theo nguyên nhân, cơ địa, cơ chế bệnh sinh:

Thuốc điều trị nguyên nhân:

Sử dụng kháng sinh (viêm khớp do vi trùng, thấp tim).

Thuốc điều trị bệnh Gút.

Thuốc và phương pháp điều trị theo cơ địa và cơ chế bệnh sinh:

Thuốc chống sốt rét tổng hợp:

Hydroxychloroquin: được dùng điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mãn tính thiếu niên, bệnh tạo keo: 200mg x 2 lần/ngày x 6 tháng. Sau đó tiếp tục dùng 200mg/ ngày nếu có hiệu quả. 

Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hoá, đục giác mạc, viêm võng mạc, xạm da (cần kiểm tra mắt 3 tháng một lần).

Muối vàng: Được sử dụng trong bệnh viêm khớp dạng thấp (theo dõi nước tiểu, công thức máu và chức năng gan).

Các dẫn chất của sulhydryl: 3 loại thuốc được dùng:

D. penicilamin (dimethylcystein: Trolovol) v 125, 250mg liều 250mg 1 lần ngày, tối đa 1000mg/ngày.

Pyrithxin (Encephabol): tác dụng kém D. penicilamin nhưng tai biến ít hơn.

Thiopronin (Acadion) tác dụng và tai biến gần giống như D. penicilamin.

Salazopyrin (sulfasalazin): viêm cột sống dính khớp và viêm khớp dạng thấp v 500mg liều 500mg x 2 lần/ ngày, tối đa 3000mg/ngày.

Methotrexate 5% phải ngừng vì tác dụng phụ:

Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc, suy thận, suy gan nặng, nghiện rượu, suy tuỷ, có thai, cho con bú, đang nhiễm trùng, loét miệng, loét đường tiêu hóa, đang dùng sulfonamid, chloramphenicol, pyrazole, indomethacin, diphenyl hydantoin…

Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, khó nuốt, viêm miệng; hầu họng, rối loạn tiêu hoá, vô niệu, giảm tinh trùng, rối loạn kinh nguyệt, tăng men gan, viêm phổi, nhiễm độc thần kinh, đỏ da, xạm da, ngứa, rụng tóc

Tương tác thuốc: NSAID,….

Thuốc ức chế miễn dịch và độc tế bào: gần đây được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh tạo keo thể nặng mà các thứ thuốc khác không mang lại kết quả các thuốc này ức chế quá trình viêm và cho phép giảm liều corticoides.

Phương pháp dùng steroides liều tối cao trong thời gian ngắn: truyền nhỏ giọt một liều Steroid cực cao trong thời gian 1- 3 (3-5) ngày như methylprednisolon mỗi ngày từ 800- 1200mg. Chỉ định trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, VKDT, bệnh Chauffard- Still thể rất nặng dùng các phương pháp khác không kết quả.

Các thuốc và phương pháp khác:

Lọc huyết tương.

Chiếu xạ hệ thống bạch huyết toàn thân.

Điều trị bằng chế độ ăn đặc biệt.

Kháng thể đơn dòng chống limpho bào T CD4+.

Cắt bỏ màng hoạt dịch qua ống nội soi .

Điều trị bằng tiêm thuốc vào ổ khớp:

Chỉ định và chống chỉ định:

Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp mãn tính thiếu niên, viêm màng hoạt dịch, viêm khớp sau chấn thương... thể bệnh một khớp hoặc vài khớp

Tuyệt đối không dùng trong viêm khớp do nhiễm khuẩn, không nên tiêm cho bệnh nhân với thoái hóa khớp tình trạng nặng, không tiêm quá 3 lần trong một khớp và không tiêm qúa 3 khớp trong một lần tiêm

Thuốc sử dụng:

Steroid: dùng các loại dịch treo chậm tan để có tác dụng kéo dài: Triamcinolone hexacetonide (tác dụng ức chế viêm kéo dài nhất), prednisolone teriary- butylacetate.

Các thuốc khác:

Dùng acid osmic 1%.

Dùng các đồng vị phóng xạ có đời sống bán hủy ngắn.

Dùng men alpha chymotrypsin.

Tai biến:

Viêm khớp mủ (do không vô khuẩn và khử khuẩn không tốt).

Viêm khớp tinh thể: cơn đau trội lên sau khi tiêm 12- 24 giờ thường khỏi sau một vài ngày, không cần can thiệp.

Teo da tại chỗ tiêm: do tiêm nhiều lần.

Một số trường hợp cụ thể

Viêm khớp dạng thấp

Chẩn đoán: dựa vào tiêu chuẩn ARA 1987:

Cứng khớp buổi sáng ³ 1 giờ.

Viêm ³ 3 nhóm khớp.

Viêm các khớp bàn tay (cổ tay, bàn ngón hoặc khớp ngón gần).

Viêm khớp đối xứng.

Nốt thấp.

Nhân tố thấp (+).

Thay đổi trên X quang (thay đổi điển hình của viêm khớp dạng thấp ở 2 bàn tay như khuyết xương).

Chẩn đoán xác định: phải có 4 tiêu chuẩn, tiêu chuẩn 1-4 phải ³ 6 tuần.

Nguyên tắc chung:

Kiên trì, liên tục, có khi suốt cả đời.

Kết hợp nhiều biện pháp: nội, ngoại khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình, tái giáo dục lao động nghề nghiệp.

Mục đích:

Chống hiện tượng viêm ở khớp và các mô khác.

Duy trì chức năng của khớp và cơ, phòng ngừa sự biến dạng.

Sửa chữa tổn thương ở khớp nhằm giảm đau hay phục hồi chức năng.

Điều trị nội khoa;

Điều trị đợt tiến triển cấp (sưng đau, sốt, có tràn dịch):

Nghỉ ngơi và dinh dưỡng: Nghỉ ngơi hoàn toàn trong trường hợp bệnh nặng, giai đoạn viêm đang hoạt động. Trường hợp nhẹ hơn có thể cho chế độ nghỉ ngơi điều độ. Có thể nghỉ ngơi tại khớp đau bằng nẹp. Chế độ dinh dưỡng thông thường.

Dùng thuốc: Dùng một trong những thuốc kháng viêm nonsteroides đã nêu theo đúng nguyên tắc sử dụng, dùng Antacid giữa các bữa ăn cho các BN có triệu chứng về tiêu hóa. Dùng Misoprostol (Alsoben 200mcg, 2-4v/ngày) kèm với Aspirin có thể làm giảm khả năng viêm trợt hoặc loét dạ dày xuất huyết ở BN có nguy cơ cao. Nếu sau một tuần sử dụng thuốc (có tác giả khuyến cáo cố gắng dùng ít nhất 2-3 tuần trước khi cho là không hiệu quả) mà không đẩy lùi được đợt tiến triển thì đổi thuốc hoặc chuyển sang dùng corticoides.        

Dùng corticoides:

Thể vừa: 16mg Methylprednisolone/ngày (hoặc tương đương) lúc 8 giờ sáng.

Thể nặng: 40mg Methylprednisolone TM mỗi ngày, giảm dần và cắt khi điều trị cơ bản có hiệu lực (sau 3-6 tháng).

Thể tiến triển cấp tính nặng, đe doạ tính mạng: 500 – 1000 mg  Methyl- prednisolone tĩnh mạch 30-45 phút/ngày x 3ngày liên tục rồi trở về liều 1mg/kg ngày và giảm dần liều.

Điều trị dài hạn khi cần: 16-20mg Methylprednisolone/ngày lúc 8 giờ sáng,   sau đó giảm dần liều và duy trì 5-7,5mg lúc 8 giờ sáng hàng ngày.

Dùng thuốc điều trị cơ bản dành cho các bác sĩ chuyên khoa (Hydroxychloroquin, Methotrexate, Sulfasalazine, ức chế miễn dịch…): có thể làm chậm hoặc ngưng diễn tiến của bệnh, cần điều trị lâu dài và theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng.

Tiêm Corticoid esters vào trong khớp:

Bệnh gout

Chẩn đoán xác định:

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp gout cấp (Wallace S.L. et al, 1977):

Tiền sử có viêm cấp một khớp tiếp theo đó có những giai đoạn khớp khỏi hoàn toàn.

Hiện tượng viêm đáp ứng tốt với Colchicine (trong vòng 48 giờ và không viêm khớp khác trong ít nhất 7 ngày).

Tăng acid uric máu > 420 µmol/L (hay > 7mg/dL).

Chẩn đoán xác định khi có ³ 2 tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn cuả ARA 1968  (Bennett P.H.):

Tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp lúc khớp đang viêm cấp hoặc cặn lắng urate trong tổ chức (tophi, sỏi thận).

Hoặc có ³  2  trong số các tiêu chuẩn sau:

Có tiền sử chắc chắn và/hoặc quan sát thấy trên hai đợt sưng đau cấp ở một khớp, bắt đầu đột ngột, đau dữ dội và hoàn toàn mất đi trong vòng hai tuần.

Có tiền sử chắc chắn và/hoặc quan sát thấy một cơn viêm cấp đáp ứng tiêu chuẩn 1 ở khớp bàn ngón ngón chân cái.

Có hạt tophi ở vành tai, quanh khớp.

Sự công hiệu đặc biệt của Colchicine (trong vòng 48 giờ), được quan sát thấy hoặc hỏi trong tiền sử.

Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn 1 hoặc ³  2 tiêu chuẩn nhỏ trong tiêu chuẩn 2

Điều trị:

Chấm dứt cơn cấp càng nhanh càng tốt.

Nghỉ ngơi.

Uống nhiều nước có Bicarbonate (kiềm hoá nước tiểu giữ pH nước tiểu >7).

Dùng kháng viêm đặc hiệu Colchicin 1mg x3 viên/ ngày đầu, 2 viên cho ngày thứ 2 sau đó mỗi ngày uống 1viên. Có thể dùng NSAIDs trong cơn cấp, hoặc corticoid uống hay tiêm vào khớp  (chỉ dùng corticoide khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc chống chỉ định).

Ngừa tái phát:

Chế độ ăn ít purin: tránh các loại cá béo, tim, gan, thận, tuyến ức bê, óc, hột vịt lộn, nước thịt ép....

Giảm calo ở bệnh nhân béo phì.

Duy trì bài niệu dồi dào và kiềm hoá nước tiểu.

Ngừa biến chứng bằng cách ngừa sự lắng đọng tinh thể.

Dùng thuốc tăng thải acid uric: probenecid 250mg x 2 lần/ngày (ức chế một phần tái hấp thu ở ống thận gần (chỉ định: tăng acid uric do giảm tiết, BN <60 tuổi, chức năng thận tốt, acid uric niệu < 500mg/ 24 giờ, không tiền sử sỏi thận)

Hoặc dùng thuốc ức chế tổng hợp acid uric: Allopurinol v: 100; 200; 300mg liều 100- 300mg/ngày, uống nhiều tháng, điều chỉnh lượng tùy lượng acid uric máu (giữ acid uric máu <5mg% hoặc <300mmol/L) kèm với Colchicin 1mg/ ngày hoặc NSAIDs uống ngừa cơn gút tái phát trong khi sử dụng thuốc giảm acid uric.

Tránh các yếu tố thuận lợi.

Điều trị các nguyên nhân gây tăng acid uric thứ phát.

Thoái hóa khớp

Chẩn đoán:

Lâm sàng: Đau khớp kiểu cơ giới, hạn chế vận động, dấu hiệu phá rĩ khớp, không có các dấu hiệu toàn thân.

Cận lâm sàng: Xét nghiệm thường qui trong giới hạn bình thường, X quang: hẹp khe khớp nhưng không bao giờ dẫn đến dính khớp, mọc gai xương, đặc xương dưới sụn

Điều trị:

Điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng là quan trọng, phải phối hợp nội khoa, vật lý và ngoại khoa.

Mục đích: giảm đau, duy trì hoạt động, hạn chế tàn tật.

Nội khoa:

Các thuốc giảm đau, kháng viêm.

Làm chậm quá trình thoái hóa và bồi dưỡng sụn khớp.

Glucosamine  (Viartril–S, Bosamin, Golsamine) v: 250; 500 mg x 2 – 3 lần / ngày uống trước bữa ăn 15 phút. Điều trị từng đợt 6 tuần– 4 tháng nên lặp lại liệu trình sau 6 tháng nếu cần.

Oztis (Glucosamine sulfate 750mg + Chondroitin sulfate 250mg) 1-2v/ngày.

Diacerein (Artrodar) 50mg x lần/ ngày trong các bữa ăn chính.

Chích thuốc vào khớp chỉ khi thật cần thiết (BS chuyên khoa chỉ định, thực hiện).

Điều trị ngoại khoa:

Chỉnh lại các dị dạng của khớp.

Điều trị thoát vị đĩa đệm.

Làm cứng dính khớp ở tư thế cơ năng.

Ghép khớp nhân tạo.

Phòng bệnh:

Phòng bệnh đóng vai trò quan trọng bằng cách ngăn ngừa và hạn chế các tác động cơ giới quá mức ở khớp và cột sống có thể dự phòng có kết quả bệnh thoái hóa khớp.

Trong cuộc sống hàng ngày:

Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động.

Tránh các tác động quá mạnh, đột ngột sai tư thế khi mang vác, đẩy, xách nặng.

Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.

Chống tình trạng béo bệu bằng chế độ dinh dưỡng thể dục thích hợp.

Phát hiện sớm các dị tật của xương khớp và cột sống để có biện pháp chỉnh hình, ngăn ngừa các thoái hóa khớp thứ phát.

Thăm khám kiểm tra trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp gối...

Lupus ban đỏ hệ thống

90% trường hợp là phụ nữ, thường trong lứa tuổi sinh đẻ.

Triệu chứng:

Biểu hiện lâm sàng:

Toàn thân: mệt mõi, sốt, khó chịu, sụt cân.

Da và tổ chức dưới da: ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, nhạy cảm với ánh sáng, viêm mạch máu, rụng tóc, lóet miệmg.

Viêm khớp đối xứng.

Huyết học: thiếu máu (có thể tán huyết), giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạch to, lách to, thuyên tắc động mạch và tĩnh mạch.

Tim phổi: viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc.

Viêm thận.

Tiêu hóa: viêm phúc mạc, viêm mạch máu.

Thần kinh: động kinh, rối loạn tâm thần.

Cận lâm sàng:

Công thức máu, tốc độ lắng máu.

Kháng thể kháng nhân và các thành phần của nhân. . .

Điều trị:

Các thuốc kháng viêm không phải steroides.

Chống sốt rét tổng hợp.

Corticoides: trong những trường hợp bệnh nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Độc tế bào: trong trường hợp bệnh nặng, sử dụng corticides không hiệu quả.

Chống đông nếu bệnh nhân có bị biến chứng thuyên tắc mạch.

Viêm cột sống dính khớp

Thường gặp ở người nam trẻ tuổi (20- 30 tuổi).

Chẩn đoán:

Đau lưng, hạn chế vận động cột sống thắt lưng, hạn chế độ dãn nở của lồng ngực

HLA- B27 (+), hình ảnh tổn thương trên X quang khớp cùng chậu và cột sống

Điều trị:

Luyện tập.

Kháng viêm không steroides.

Sulfasalazin.

Không dùng corticoides và ức chế miễn dịch.

Phẫu thuật khi có biến dạng khớp.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng điều trị rối loạn nhịp tim

Những loạn nhịp tim gây tụt huyết áp, đau ngực hoặc giảm suy tim thường là cấp cứu nội khoa và tốt nhất nên chuyển nhịp bằng điện.

Bài giảng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Khi có du khuẩn huyết, vi trùng bám vào chỗ nội mạc bị tổn thương và sinh sản phát triển tạo nên sùi của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (gồm tiểu cầu, fibrin và vi trùng).

Bài giảng điều trị suy tim

Các triệu chứng của giảm cung lượng tim: mệt mõi, chịu đựng gắng sức kém, giảm tưới máu ngoại biên, suy tim nặng giảm tưới máu cơ quan sinh tồn; giảm tưới máu thận, giảm tưới máu não cuối cùng dẫn đến choáng.

Bài giảng điều trị nhồi máu cơ tim cấp với ST chênh lên

Ghi 12 chuyển đạo thông thường chỉ phát hiện 85 phần trăm nhồi máu cơ tim cấp, do đó cần ghi thêm V7, V8, V9 nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim sau thực, ghi thêm V3R, V4R.

Bài giảng điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim

Nên dùng thuốc chừa thời gian trống Nitrate để cơ thể hồi phục gốc SH tạo NO tránh dung nạp Nitrate hoặc thay thế bằng Molsidomine cung cấp trực tiếp gốc NO.

Bài giảng bệnh màng ngoài tim

Màng ngoài tim bao gồm lá thành và lá tạng: lá tạng là màng trong sát thượng mạc cơ tim; lá thành gồm màng trong và màng sợi. Bề dày của lá thành từ 0,8-2,5mm.

Bài giảng điều trị xuất huyết tiêu hóa trên (cao)

Lập tức rút máu thử Hct, xét nghiệm nhóm máu và tìm máu tương hợp, đếm tiêu cầu và làm xét nghiệm đông máu

Bài giảng điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh có thể được bổ sung bằng điều trị thử với thuốc ức chế bơm proton liều gấp đôi trong 2 tuần, Phương pháp này có độ nhạy

Bài giảng chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng

Có hơn 50% bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá mà không có được sự giải thích rõ ràng cơ bản về những triệu chứng của họ và được xếp loại như là những rối loạn tiêu hoá thuộc về chức năng.

Bài giảng ngộ độc nọc cóc

Dấu hiệu thần kinh và tâm thần: bufotenin có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách. Với liều cao hơn có thể ức chế trung tâm hô hấp gây ngưng thở.

Bài giảng ngộ độc khoai mỳ

Triệu chứng ngộ độc a xit xyanhydric: a xit này ức chế hoạt động của các men hô hấp đặc biệt là men cytochrome oxydase làm cho các tổ chức không sử dụng được ô xy.

Bài giảng ngộ độc cá nóc

Sau khi ăn cá nóc triệu chứng xuất hiện sau 10 - 30 phút: tê miệng, lưỡi, hai môi, đau đầu, nôn, nói khó, tê ở ngón, bàn tay chân, yếu và mệt, tử vong do liệt cơ hô hấp hoặc suy tuần hoàn cấp.

Bài giảng ngộ độc nấm

Nấm ăn được là một loại món ăn đắt tiền vì có nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu như nhầm lẫn ăn phải nấm độc (thường ở vùng núi và vào mùa mưa) sẽ rất nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao do suy gan nặng.

Bài giảng ngộ độc thức ăn tôm cua sò hến

Điều trị bằng truyền dịch muối đẳng trương, đặt tư thế Trendelenburg, thuốc vận mạch như Dopamin tăng liều dần, nếu huyết áp không cải thiện có thể thêm Norepinephrine.

Bài giảng ngộ độc bánh mỳ, gia cầm và trứng

Viêm dạ dày ruột sau khi ăn thức ăn bẩn bao gồm: cơm gạo, sữa, phó mát do vi khuẩn Salmonella, tụ cầu, Campylobacter fetus, Bacillus cereus hoặc Yersinia enterocolitica.

Bài giảng triệu chứng của ngộ độc thức ăn

Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc: kẽm, đồng, chì, chất phóng xạ, thủy ngân, thuốc diệt côn trùng...Virus, vi khuẩn hay nấm mốc có trong thực phẩm: tụ cầu, trực khuẩn, adeno virus, rotavirus...Các chất độc có trong tự nhiên trong thực phẩm: nấm độc, ca nóc, mật cá trám, trứng cóc.

Bài giảng suy hô hấp cấp

Biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp cấp và mạn hoàn toàn khác nhau. suy hô hấp cấp có rối loạn khí máu và toan kiềm đe dọa tính mạng, còn suy hô hấp mạn biểu hiện không rõ và yên lặng.

Bài giảng ngộ độc thuốc Chloroquine

Chloroquine tan trong môi trường acid ngay ở dạ dày, hấp thu nhanh hoàn toàn ở tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng do đó có thể gây ngưng tim đột ngột

Bài giảng ngộ độc một số loại thuốc an thần

Quá liều biểu hiện bởi vật vã hoặc mê sảng, có thể nhanh chóng tiến triển đến hôn mê. Đồng tử co, phản xạ gân xương sâu giảm. Có thể co giật và rối loạn thân nhiệt. hạ huyết áp do tác dụng ức chế a-Adrenergic mạnh.

Bài giảng ngộ độc thuốc an thần Meprobamat

Meprobamat biệt dược là Equanil, Procalmadiol, Andaxin…Thuốc ngấm nhanh, sau 2 giờ đã có nồng độ cao nhất trong máu, sau 48 giờ 70-90% chất độc được thải trừ qua thận. Vì vậy bệnh nhân thường tỉnh nhanh.

Bài giảng ngộ độc thuốc Benzodiazepines (seduxen, diazepam)

Benzodiazepines ức chế tri giác, hô hấp khi dùng quá liều, hiếm khi tử vong, thường gặp quá liều nhiều loại hỗn hợp. Nếu một trong hai tình trạng an thần hoặc ức chế hô hấp tái phát có thể điều trị lặp lại thuốc trên hoặc truyền tĩnh mạch liên tục 0,1 - 0,5 mg/giờ.

Bài giảng ngộ độc thuốc ngủ Barbiturate

Các Barbiturate tác dụng chậm được lọc qua cầu thận và tái hấp thu ở ống lượn gần. Nếu pH nước tiểu kiềm hơn Barbiturate sẽ làm giảm tái hấp thu Barbiturate

Bài giảng viêm dạ dày

Thuật ngữ bệnh dạ dày dùng để chỉ tình trạng tổn thương biểu mô mà không có viêm, còn viêm dạ dày dùng để chỉ những tình trạng viêm có bằng chứng về mô bệnh học.

Bài giảng theo dõi điều trị bằng ô xy

Đánh giá tình trạng oxy hóa chính xác là phân tích khí máu động mạch. Phân tích khí máu động mạch giúp đo lường trực tiếp PaO2 và cho biết giá trị của SaO2, CaO2, là phương pháp đo lường tĩnh và riêng biệt.

Bài giảng điều trị ô xy cao áp

Những tác dụng sinh lý của việc điều trị oxy cao áp hoặc do tăng áp suất hoặc do tăng áp lực oxy ở mô và dịch thể. Mặc dù oxy được thêm vào máu rất ít một khi độ bão hòa là 97%

Bài giảng ô xy liệu pháp

Trong sự chuyển hóa bình thường của oxy, oxy tách ra tạo thành các gốc oxy tự do. Cơ thể sản sinh ra các enzyme và những chất chống oxy hóa để chống lại các gốc tự do.

Bài giảng điều trị viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp  là một tiến trình viêm cấp, rất năng động của tuyến tụy, với sự tham gia rất đa dạng của các mô khác lân cận hay những hệ thống cơ quan ở xa. Việc chẩn đoán phân biệt dạng nặng hay nhẹ được thực hiện sớm để có kế hoạch điều trị thích hợp.

Bài giảng điều trị xơ gan và các biến chứng

Cổ trướng là sự tích lũy dịch thừa trong khoang phúc mạc do nhiều nguyên nhân, gồm có cổ trướng dịch thấm và dịch tiết

Bài giảng bệnh đại tràng và điều trị viêm đại tràng mạn

Polyp là lành tính nhưng polyp tuyến ống và nhung mao có thể hóa k. Polyp có thể đơn độc, hoặc có nhiều polyp suốt dọc theo đại tràng (bệnh polyp: polypome).

Bài giảng áp xe gan (a míp, vi khuẩn)

Amip là loại ký sinh trùng có tên Entamoeba Histolytica gây ra các ổ loét ở niêm mạc ruột rồi xâm nhập vào các mao mạch của các tĩnh mạch cửa đến gan và thường khu trú ở thùy phải.

Bài giảng điều trị suy thận mạn

Suy thận mãn là sự giảm dần độ lọc cầu thận (3 hay 6 tháng cho đến nhiều năm) và không hồi phục toàn bộ chức năng của thận: rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, ứ đọng các sản phảm azote máu.

Bài giảng chẩn đoán và điều trị hôn mê gan

Hôn mê gan là tình trạng rối loạn tâm thần kinh xảy ra trên bệnh nhân suy tế bào gan có hoặc không có phối hợp với thông nối cửa - chủ. Là một hôn mê biến dưỡng có sang thương cơ bản là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương.

Bài giảng áp xe phổi và tràn mủ màng phổi

Áp xe phổi là tình trạng hoại tử nhu mô phổi và tạo hang chứa mô hoại tử và dịch do nhiễm trùng. Sự thành lập nhiều ổ áp xe nhỏ (< 2cm) thường được gọi là viêm phổi hoại tử (necrotizing pneumonia hay lung gangrene).

Bài giảng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)

Đợt cấp COPD là sự xấu đi đột ngột tình trạng ổn định của bệnh: tăng khó thở; tăng ho; và/hoặc tăng lượng đàm, khiến bệnh nhân phải thay đổi cách điều trị thường ngày.

Bài giảng tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi tự nhiên được chia thành nguyên phát và thứ phát. tràn khí màng phổinguyên phát xảy ra ở người trẻ, tràn khí màng phổithứ phát thường xảy ra ở người có bệnh ảnh hưởng đến phổi.

Bài giảng viêm phổi cộng đồng

Tỷ lệ tử vong khoảng 1% đối với các trường hợp điều trị ngoài bệnh viện và 5-30% đối với các trường hợp điều trị trong bệnh viện tùy theo mức độ nặng.

Bài giảng viêm phế quản mạn

Viêm phế quản mãn là bệnh đặc trưng bởi sự tạo lập đàm nhớt nhiều trong phế quản và biểu hiện ho khạc đàm tối thiểu 3 tháng liên tục trong một năm, kéo dài trong hai năm liên tiếp.

Bài giảng điều trị hen phế quản

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào viêm. Tình trạng viêm nói trên làm tăng phản ứng đường thở gây ra các cơn khò khè, ho, nặng ngực và khó thở lặp đi lặp lại thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm.

Bài giảng tràn dịch màng phổi

Màng phổi thành được cung cấp máu bởi động mạch toàn thân. Màng phổi tạng được cung cấp máu chủ yếu từ tuần hoàn phế quản và hệ thống mao mạch của màng phổi tạng được dẫn vào tĩnh mạch phổi.

Bài giảng điều trị hội chứng thận hư

Tiểu đạm không có chọn lọc. Trong nước tiểu gồm toàn bộ chất đạm, có cả protein trọng lượng phân tử nhỏ và lớn. Điện di đạm/nước tiểu. Thành phần giống huyết tương.

Bài giảng điều trị nhiễm trùng đường tiểu (tiết niệu)

Điều trị đủ thời gian 3-5 ngày đối với nhiếm trùng đơn giản.Có thể điều trị nhiễm trùng có biến chứng trong nhiều tuần,đặc biệt nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần có thể điều trị trong nhiều tháng.

Bài giảng điều trị viêm vi cầu thận cấp

Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu trùng với triệu chứng sốt, đau họng khoảng 10 ngày. Sau khi hết nhiễm trùng toàn thân thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng của viêm vi cầu thận cấp.

Bài giảng choáng (sốc) nhiễm trùng

Là hội chứng suy tuần hoàn cấp do cung lượng tim giảm đưa tới thiếu oxy tổ chức và mô do tác dụng của vi trùng hoặc độc tố của chúng xảy ra sau một nhiễm trùng huyết do vi trùng gram (-) hoặc (+).

Bài giảng choáng (sốc) tim và sốc do nhồi máu cơ tim

Choáng tim là suy tuần hoàn cấp nghiêm trọng do tổn thương nguyên phát trên chức năng bơm của tim đưa tới cung lượng tim (CO) giảm và rối loạn huyết động học.

Bài giảng tăng và hạ Kali huyết (máu)

Nếu trên ECG chứng tỏ có những biến đổi của tăng Kali huyết, loạn nhịp tim đe dọa tính mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi điều trị

Bài giảng tăng và giảm natri huyết (máu)

Tăng Na+ huyết với áp lực thẩm thấu do mất nước và mất muối, chủ yếu là mất nước thường gặp những bệnh hôn mê tăng thẩm thấu do tiểu đường.

Bài giảng rối loạn nước và điện giải (Fluid and electrolyte disorders)

Chức năng của cơ thể là giữ thăng bằng về thể dịch, duy trì nồng độ điện giải bình thường và pH ở khoảng thay đổi sinh lý, chức năng điểu hòa thận, phổi

Bài giảng suy thận cấp (Acute renal failure)

Suy thận cấp là suy chức thận một cách đột ngột với Creatinine/máu >0,5mg so với bình thường (>2mg%), uré trong máu tăng nhanh trong vòng 24 giờ và số lượng nước tiểu <20ml/giờ hoặc >20ml/giờ.

Bài giảng choáng (sốc) phản vệ

Sau khi dùng Epinephrine và dịch truyền ta phải dùng loại dịch truyền phân tử lớn như Dextran, Plasma dưới sự kiểm soát của CVP, nếu CVP tăng, còn choáng xử trí vận mạch

Bài giảng toan hô hấp (Respiratory Acidosis)

Dùng bicarbonate để điều chỉnh toan là có hại vì pH là yếu tố kích thích hô hấp ở bệnh nhân PaCO2 tăng mãn tính.

Bài giảng toan chuyển hóa (Metabolic Acidosis)

Chẩn đoán khi pH giảm (giảm co bóp cơ tim, giảm huyết ap, giảm đáp ứng với thuốc vận mạch (bù từ phổi, thở nhanh sâu để tăng thải CO2).

Bài giảng kiềm hô hấp (Respiratory Alkalosis)

Kiềm hô hấp vì toan huyết kéo dài và hệ thống điều chỉnh thần kinh trung ương quá chậm nên vẫn còn thở nhanh, sâu => Kiềm huyết hô hấp.

Bài giảng kiềm chuyển hóa do dư HCO3- (Metabolic Alkalosis)

Do ói mửa, hút dịch vị, dùng thuốc lợi tiểu kèm giảm thể tích dịch ngoại bào bù NaCl 0,9% đển bồi hoàn lại dịch ngoại bào đồng thời cung cấp Cl- kết hợp KCl

Bài giảng các hệ thống đệm và toan kiềm

Các hệ thống đệm trong máu: Chủ yếu là Acid carbonic và bicarbonate ngoài ra còn có phosphat, pprotein, hemoglobine, carbonate.

Bài giảng hẹp van hai lá

Là than phiền chính, thường khởi phát bởi gắng sức, sốt, thiếu máu, rung nhĩ, hay mang thai, khó thở khi nằm, tiến triển nhiều dẫn đến khó thở kịch phát về đêm

Bài giảng rối loạn nhịp chậm

Điện tâm đồ 12 chuyển đạo: rất quan trọng trong việc phân loại nhịp chậm và giúp chẩn đoán nguyên nhân như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim.

Bài giảng bệnh học suy tim

Suy tim là tim không thể duy trì một cung lượng đầy đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hoá của cơ thể. Đây là một hội chứng, không phải một bệnh. Cần phân biệt hai thể suy tim.

Mất bù cấp trong suy tim

Quá tải khối lượng dịch, (áp lực đổ đầy thất, cung lượng tim). Khi lâm sàng và huyết động ổn định > 24giờ thì ngưng thuốc đường tĩnh mạch và chuyển sang thuốc uống lâu dài.

Ngộ độc thuốc trừ sâu kháng men Cholinesterase

Các thuốc trừ sâu nhóm kháng men Cholinesterase vào máu gắn vào Cholinesterase làm cho Acetylcholin tăng lên ở nhánh tận cùng của các dây thần kinh gây độc.